Chuyện dám nói sau ngày 8/3

Không hiểu tự bao giờ, anh thấy sợ những ngày mà thiên hạ vẫn tung hô, ca ngợi: ngày 14/2, 8/3 và cả ngày... sinh nhật vợ.

Chuyện dám nói sau ngày 8/3
Nói ra thì như bao nhiêu lần trước, vợ chồng lại cãi nhau. Có lẽ anh không có khả năng biểu lộ cảm xúc qua ngôn từ nên dễ làm em phật ý những khi tranh luận nên anh mong em đọc được những dòng chữ này để hiểu hơn về người đàn ông của em.

Thuở yêu nhau, em luôn hớn hở, thậm chí không giấu được niềm hạnh phúc mỗi khi nhận những món quà giản dị từ anh vào những dịp đặc biệt.

Anh vẫn tự tin rằng mình không giàu có gì, cũng chẳng tài ba như nhiều người đàn ông thành đạt khác nhưng anh chu đáo và biết cách làm em vui vào những dịp ấy nhờ những món quà ý nghĩa tuy không mang nặng giá trị vật chất.

Vì vậy, anh chẳng ngại mất thời gian tìm mua cho em đôi dép mang trong nhà có hình con vật em ưa thích, anh cũng thừa kiên nhẫn để lục tung các nhà sách tìm cho được chiếc chuông gió phát ra thứ âm thanh làm em vui tai.

Vậy mà, chẳng hiểu sao từ dạo cưới xong, em thay đổi hẳn. Chiếc áo ngủ mà anh "mặt dày" nhờ cô bán hàng chọn giúp vừa cầm lên em đã phán "quê một cục". Chiếc túi xách anh nhờ chị đồng nghiệp chọn hộ theo màu ưa thích của em bị em chê "hai lúa"...

Chẳng hiểu những lời khen lẫn cám ơn mà em vẫn hào phóng dành cho anh những khi được anh tặng quà hồi chưa cưới đã bay mất đâu hết? "Tiêu chí" chọn quà tặng của anh vẫn như cũ, còn em, cảm giác khi nhận những món quà tình cảm từ anh lẽ nào đã đổi thay?

Anh dần nhận ra thay đổi ở em khi em không hiểu vô tình hay cố ý mà luôn kể anh nghe chuyện ông xã chị O. đồng nghiệp của em vừa tặng chuyến du lịch Hàn Quốc nhân sinh nhật chị, hay chồng nhỏ H. bạn em vừa tặng nhỏ chiếc nhẫn hột xoàn giá ngàn "đô" dịp kỷ niệm ngày cưới...

Đỉnh điểm của sự bực mình là dịp 8/3 năm nay, anh đã hứa tặng em chiếc Ipad để em tiện làm việc nhưng gần đến 8/3, nhỏ Út cần tiền đột xuất đến hỏi mượn làm anh phải thay đổi kế hoạch vào giờ chót.

Khất lại với em khi cô Út trả tiền anh sẽ thực hiện lời hứa nhưng nghe xong em xụ mặt chẳng nói chẳng rằng. Sợ em buồn, anh xin ứng lương sớm để mua chiếc Ipad cho em. Khi thấy em hí hửng, vô tư post hình Ipad khoe trên facebook cùng những lời comment có cánh của bạn bè, lòng anh buồn vô hạn.

Những câu chuyện tương tự cứ lặp đi lặp lại với tần số ngày càng cao khiến anh không khỏi cho là em so bì rồi thấy mình thua thiệt bạn bè. 

Nếu biết nghĩ, hẳn em đã biết mọi so sánh đều khập khiễng, những ông chồng "sành điệu", chịu chơi đó người là giám đốc chi nhánh này, người là chủ doanh nghiệp nọ, còn anh chỉ là anh kỹ sư quèn dù chăm chỉ nhưng cũng chỉ có lương chứ không có thêm bổng lộc gì khác.

Đôi lúc anh cũng tự an ủi rằng dẫu hay so bì, than thân trách phận vì không được bằng chị bằng em nhưng từ cách ăn nết ở của em luôn khiến mọi người xung quanh hài lòng vì không điểm nào chê trách được cũng như tuy có hay càm ràm, chê bai anh này nọ nhưng em vẫn luôn làm anh nở mày nở mặt với bạn bè của chồng.

Anh tự thấy trong sự thay đổi ở em cũng có phần lỗi do anh đã nuông chiều quá khiến em chỉ biết đòi hỏi mà không biết nghĩ đến anh, là do anh làm chồng mà không giúp em hiểu được giá trị đích thực của hạnh phúc đôi khi không nằm ở những giá trị vật chất hào nhoáng, phù du.

Chỉ mong em hiểu, đàn ông không lo cho vợ mình được như người ta đã là một cái nhục rồi, nhưng nỗi nhục đó càng khiến họ đau khi người vợ thân yêu không hiểu và chia sẻ với mình. 

Hãy nhìn xuống mà xem, em vẫn hạnh phúc hơn nhiều phụ nữ không có người đàn ông ở cạnh bên, bị chồng bạo hành, phụ rẫy hay chồng có nhiều thói hư tật xấu.

Cũng biết chẳng ai hoàn hảo nhưng anh vẫn luôn tự hào "bà xã anh number one" (*) Vậy thì, nếu không thể xem "ông xã" mình là "number one" cũng mong em đừng làm anh đau lòng vì sự đua chen mù quáng làm ảnh hưởng đến tình cảm của mình cũng như khiến những ngày đặc biệt của em (và của cả hai ta) kém vui đi, em nhé!

Theo PNO

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.