Chương trình mục tiêu phát triển giáo dục mới của Nga

Chương trình mục tiêu phát triển giáo dục mới của Nga

(GD&TĐ) - Chính phủ Nga vừa thông qua Chương trình mục tiêu phát triển giáo dục liên bang mới đến năm 2015. Theo đó, hệ thống giáo dục phải thay đổi mạnh mẽ, nhưng điều chủ yếu là bản thân cơ cấu kinh tế giáo dục sẽ được xây dựng trên các nguyên tắc khác. Tại các trường phổ thông và đại học người ta đề nghị áp dụng cơ chế hợp tác nhà nước-tư nhân và hoạt động kinh tế độc lập. Ngoài ra, ban lãnh đạo các cơ quan giáo dục sẽ có thể tự do quản lý các nguồn lực.

Trong quá trình chuẩn bị Chương trình mục tiêu phát triển giáo dục liên bang mới, Bộ Giáo dục và Khoa học Nga đã rút ra kết luận rằng những vấn đề tồn tại của nền giáo dục Nga (thiếu tiền, trình độ kiến thức của học sinh tốt nghiệp không đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng lao động, sự dư thừa các trường đại học, v.v...) đòi hỏi phải được giải quyết một cách đồng bộ. Kết quả là, theo thông báo của Thủ tướng Vladimir Putin, đến năm 2015 ngành giáo dục sẽ được cấp một khoản tiền rất lớn: 137 tỉ rúp, trong đó 53 tỉ rúp từ ngân sách quốc gia, 67 tỉ rúp từ ngân sách các khu vực và 17 tỉ rúp được huy động từ các nguồn ngoài ngân sách.

Đồng thời nhà trường phổ thông và đại học hiện đại sẽ được thay đổi dưới khẩu hiệu hiện đại hoá và tối ưu hoá. Chủ trương này, tất nhiên, làm nhiều người hoảng sợ. Chỉ cần nghe nói cụm từ “hợp tác nhà nước - tư nhân và cùng chịu kinh phí” là các bậc phụ huynh lo lắng. Sự độc lập tài chính của trường phổ thông là con đường thẳng dẫn tới giáo dục mất tiền, những người bi quan quả quyết. Nhưng Thủ tướng Putin đã cam kết: nhà nước trong tương lai vẫn tiếp tục cấp kinh phí 100% cho giáo dục. Tất cả những gì liên quan tới quá trình dạy học chủ yếư, bảo dưỡng các toà nhà, công trình và thiết bị...nói chung không đòi hỏi sự đóng góp của các bậc phụ huynh. Để thiện chí của các bậc phụ huynh không biến thành lòng tự nguyện giả tạo.

Học sinh Nga
Học sinh Nga. ảnh MH

Đề cập tới các khoản thu nhập ngoài ngân sách của nhà trường, Chương trình mục tiêu phát triển giáo dục liên bang mới cho rằng các nguồn lực bổ sung, tiết kiệm được sẽ do ban lãnh đạo nhà trường quản lý và có thể được chi, chẳng hạn, cho việc phát triển cơ sở vật chất hay tăng lương cho đội ngũ giáo viên.

Trong khi chờ đợi những chủ trương giáo dục mới, ban lãnh đạo các cơ sở giáo dục cũng bắt đầu lo lắng. Và không phải vô ích. Ở bậc đại học, Bộ Giáo dục và Khoa học cùng với chính phủ đặt hy vọng vào “những trường mạnh”. Nghĩa là, đã bắt đầu quá trình hình thành mạng lưới các trường đại học liên bang và các trường đại học nghiên cứu cấp quốc gia. Các trường này sẽ được nhận thêm kinh phí, còn các “công xưởng đại học” mới mọc lên như nấm trong thời gian gần đây cuối cùng cần phải chấm dứt tồn tại.

 Với tư cách các tiêu chí chất lượng Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học Nga Andrey Fursenko đề nghị xem xét điểm trung bình trong kỳ thi quốc gia thống nhất cho phép các thí sinh được vào các trường đại học và số công trình khoa học trong trường đại học. Các cơ sở giáo dục không tuyển sinh đủ số lượng sinh viên cần thiết cũng có nguy cơ bị cải tổ lại hoặc giải thể.

Cuối cùng, trong khi chờ triển khai Chương trình mục tiêu phát triển giáo dục liên bang mới các nhà giáo cũng vò đầu bứt tóc. Do số lượng học sinh bị giảm chính phủ quyết định tối ưu hoá đội ngũ cán bộ giảng dạy. Cả Putin lẫn Fursenko đều thành thực cảnh báo rằng những giáo viên lười biếng có thể bắt đầu đi tìm việc làm khác được rồi. Theo số liệu của Bộ Giáo dục và Khoa học, số lượng học sinh tốt nghiệp lớp 11 đạt kỷ lục vào năm 2006 - gần 1,5 triệu em. Hiện nay khoảng 700.000, còn vào năm 2013 chỉ số đó sẽ đạt mức tối thiểu. Và chỉ sau năm 2020 bức tranh mới trở nên sáng sủa hơn.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Khoa học cảnh báo, hiện nay nhiệm vụ đặt ra là duy trì cơ sở nhà trường đại học và tối ưu hoá toàn bộ hệ thông các trường đại học. Tôi không loại trừ rằng có một số lượng giáo viên nào đấy không đáp ứng yêu cầu cần phải suy nghĩ về việc đổi nghề. Còn tôi và các đồng nghiệp phải nghĩ xem có thể bố trí cho họ những công việc gì.

Tổng thống Putin đã đề xuất một trong những phương án. Chương trình mục tiêu phát triển giáo dục liên bang mới, theo ông, dự kiến thành lập100 trung tâm đào tạo lại giáo viên trên cơ sở các trường phổ thông lớn . Sau 5 năm sẽ có 80.000 giáo viên được nâng cao trình độ. Ngoài ra, tại mỗi khu vực trong liên bang sẽ thành lập các trung tâm đào tạo lại trên cơ sở các trường đại học sư phạm.

Trần Hậu (Theo Tin tức)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.