Chương trình môn Lịch sử và Địa lý ở THCS: Khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo

GD&TĐ - Lịch sử và Địa lý là môn học bắt buộc ở cấp THCS trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Môn học được tích hợp gồm Lịch sử và Địa lý. Các mạch kiến thức của Lịch sử và Địa lý được tích hợp ở mức độ đơn giản, sắp xếp gần nhau nhằm soi sáng và hỗ trợ lẫn nhau.

Chương trình môn Lịch sử và Địa lý ở THCS: Khuyến khích học sinh tích cực, chủ động, sáng tạo

Về cấu trúc chương trình

Theo GS.TS Phạm Hồng Tung - Chủ biên chương trình môn Lịch sử - trong chương trình, có ba mức độ tích hợp nội dung Lịch sử và Địa lý, cụ thể:

Tích hợp nội môn (trong từng nội dung giáo dục Lịch sử và giáo dục Địa lý); tích hợp nội dung Lịch sử trong những phần phù hợp của bài Địa lý và tích hợp nội dung Địa lý trong những phần phù hợp của bài Lịch sử, nhằm tạo ra sự đối chiếu, tương tác tốt nhất giữa các kiến thức của hai phân môn; tích hợp tạo thành chủ đề chung.

Trong chương trình Lịch sử mới ở THCS, trục xuyên suốt là lịch đại (thời gian), vì thế, ở mỗi giai đoạn lịch sử đều cố gắng thiết kế nội môn theo mô hình: thế giới - khu vực - Việt Nam - lịch sử địa phương, trong đó lấy lịch sử Việt Nam làm trọng tâm, chiếm khoảng 55-60% thời lượng của chương trình. Đây là điểm mới trong cấu trúc, trong tích hợp của phân môn Lịch sử.

Chương trình có một số chủ đề tích hợp giữa lịch sử và địa lý với thời lượng phù hợp ở các lớp. Chương trình, nhất là sách giáo khoa sau này sẽ sử dụng kiến thức liên môn một cách rộng hơn trong các chương bài của Lịch sử, Địa lý, có sự kết nối với ngày nay.

Phân môn Địa lý, do bản chất khoa học, nên tích hợp trong khoa học địa lý, cũng như trong dạy học Địa lý là tích hợp đa tầng và đa chiều, không đơn giản là tích hợp “song phương” giữa Địa lý và một môn học nhất định.

Tích hợp nội môn và liên môn trong dạy học Địa lý là rất lớn, còn việc vận dụng sẽ là từ thấp đến cao. Trong mọi trường hợp đều có khả năng thực hiện tích hợp nội môn, và điều này làm tăng chất lượng dạy học Địa lý, tăng hứng thú cho học sinh khi học Địa lý.

Chia sẻ về tích hợp Lịch sử – Địa lý trong nội dung cụ thể của chương trình, GS.TS Phạm Hồng Tung cho rằng: Sự bổ sung lẫn nhau giữa tư duy lịch sử và tư duy địa lý khi học Lịch sử đòi hỏi học sinh biết đặt các sự kiện lịch sử trong các bối cảnh địa lý, biết đánh giá tác động của các nhân tố địa lý đối với tiến trình lịch sử.

Đối với sự hình thành các xã hội cổ đại, các vương quốc cổ, đó là các điều kiện cổ địa lý của chính thời đại đó. Việc sử dụng thường xuyên các bản đồ lịch sử, địa lý trong dạy học sẽ nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử.

Sự bổ sung lẫn nhau giữa tư duy lịch sử và tư duy địa lý đòi hỏi học sinh khi học Địa lý biết phân tích tầm cỡ ảnh hưởng của các sự kiện lịch sử đối với các quá trình địa lý, phân tích các đối tượng địa lý trong sự vận động và phát triển, biết đặt các phân tích địa lý trong bối cảnh lịch sử cụ thể.

Khi xem xét một hiện tượng địa lý có quá trình hình thành, phát triển, biến đổi, suy thoái, thực ra là đã thấm nhuần quan điểm lịch sử. Ngay ở cuối chương trình lớp 6, khi học về loài người trên Trái Đất học sinh đã có thể sử dụng kiến thức lịch sử về xã hội cổ đại, đặc biệt là có thêm dẫn chứng về loài người là lực lượng hùng mạnh làm thay đổi thiên nhiên Trái Đất.

Phương pháp và hình thức dạy học

Theo GS.TS Phạm Hồng Tung, đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử và Địa lí theo hướng tiếp cận năng lực là trọng tâm của Chương trình.

Theo đó, đề cao vai trò chủ thể học tập của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; tập trung rèn luyện năng lực tự học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể.

Trong một bài học sẽ phối hợp sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

Chương trình chú trọng việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, lựa chọn và phối hợp có hiệu quả giữa các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học lịch sử, địa lý. Chú trọng sử dụng hợp lý và có hiệu quả các phương tiện dạy học.

Đánh giá kết quả giáo dục

Việc đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử và Địa lý được chuyển đổi theo hướng không lấy việc đánh giá khả năng tái hiện kiến thức lịch sử và địa lý làm trung tâm của việc đánh giá, mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong những tình huống ứng dụng.

Đánh giá kết quả học tập cơ bản là đối chiếu, so sánh năng lực học sinh đạt được với mức độ yêu cầu về kiến thức, năng lực môn học Lịch sử và Địa lý ở từng chương bài cũng như một số chủ đề chung, trên cơ sở đó có những biện pháp cải thiện kịp thời hoạt động dạy học.

Chương trình coi trọng việc đánh giá khả năng vận dụng kiến thức lịch sử và địa lý của học sinh để giải quyết vấn đề gắn với thực tiễn, kết nối với hiện tại, tạo cơ hội ban đầu phát triển năng lực tự chủ, sáng tạo của học sinh cấp THCS.

Tập trung rèn năng lực tự học, bồi dưỡng phương pháp học tập

Theo GS.TS Phạm Hồng Tung, đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử và Địa lí theo hướng tiếp cận năng lực là trọng tâm của Chương trình. Theo đó, đề cao vai trò chủ thể học tập của học sinh, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo; tập trung rèn luyện năng lực tự học; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể. Trong một bài học sẽ phối hợp sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh.

Chương trình chú trọng việc đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, lựa chọn và phối hợp có hiệu quả giữa các hình thức tổ chức và phương pháp dạy học lịch sử-địa lý. Chú trọng sử dụng hợp lý và có hiệu quả các phương tiện dạy học.

Coi trọng việc đánh giá khả năng vận dụng kiến thức

Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Lịch sử và Địa lý được chuyển đổi theo hướng không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức lịch sử - địa lý  làm trung tâm của việc đánh giá, mà chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng.

Đánh giá kết quả học tập cơ bản là đối chiếu, so sánh năng lực học sinh đạt được với mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức và năng lực môn học Lịch sử - Địa Lý ở từng chương bài cũng như một số chủ đề chung , trên cơ sở  đó có những biện pháp cải thiện kịp thời hoạt động dạy học.

Chương trình coi trọng việc đánh giá khả năng vận dụng kiến thức lịch sử - địa lý của người học để giải quyết vấn đề gắn các vấn đề gắn với thực tiễn, kết nối với hiện tại, tạo cơ hội ban đầu phát triển năng lực tự chủ, sáng tạo của học sinh cấp THCS.

Chương trình môn Lịch sử và Địa lý cấp THCS chú trọng việc đổi mới phương pháp giáo dục, nhấn mạnh việc sử dụng các phương tiện dạy học, đa dạng hoá hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá.

Chương trình khuyến khích việc xây dựng các phòng học bộ môn ở những nơi có điều kiện; sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, phù hợp với nội dung chương trình, bao gồm các loại bản đồ, hiện vật, phương tiện nghe – nhìn,...

Học sinh cần được tham gia các buổi tham quan, học tập ở thực địa, có các hoạt động học tập theo nhóm để giải quyết những bài tập nhận thức có mức độ phức tạp khác nhau.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ