Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp: Nên lồng ghép

GD&TĐ - Việc thực hiện áp dụng chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp (CDNN) giáo viên phù hợp với chuẩn hóa nghề nghiệp.

Yều cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên cần có quy định cụ thể, lộ trình thức hiện và nên lồng ghép.
Yều cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên cần có quy định cụ thể, lộ trình thức hiện và nên lồng ghép.

Tuy nhiên, để chủ trương đi vào cuộc sống một cách hiệu quả, nhiều giáo viên đề xuất, không yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN đối với giáo viên đã bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp trước đó và những GV gần đến tuổi nghỉ hưu.

Cô Đỗ Thị Thanh Vân- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vĩnh Niệm, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, TP Hải Phòng chia sẻ, Bộ GD&ĐT vừa ban hành các Thông tư 01, 02, 03, 04 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường học. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 20/3/2021. Về mặt chủ trương, việc thực hiện áp dụng chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN là phù hợp với chuẩn hóa nghề nghiệp. Việc tổ chức các lớp bồi dưỡng đối với giáo viên là cần thiết vì đó cũng là yêu cầu để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, cần có lộ trình và có hướng dẫn cụ thể để giáo viên thực hiện.

Cô trò Trường Tiểu học Vĩnh Niệm trong giờ học
Cô trò Trường Tiểu học Vĩnh Niệm trong giờ học

“Theo quan điểm cá nhân tôi, yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên chỉ áp dụng đối với giáo viên được tuyển dụng sau ngày Thông tư có hiệu lực thi hành và đối với giáo viên có nhu cầu thăng hạng. Không yêu cầu chứng chỉ bồi dưỡng CDNN đối với giáo viên đã bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp trước đó và những GV gần đến tuổi nghỉ hưu”, cô Vân cho hay.

Hiện nay, Trường Tiểu học Vĩnh Niệm đang đợi sự hướng dẫn, chỉ đạo cụ thể của cấp trên về việc bồi dưỡng CDNN giáo viên. Tuy nhiên, có một số giáo viên khi biết về nội dung Thông tư đã tự tham gia lớp bồi dưỡng CDNN.

Cô giáo Đặng Thị Vân Anh, giáo viên Trường Tiểu học Vĩnh Niệm cho biết, bản thân cô khi biết thông tin đã tự tham gia học và hoàn thành chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN giáo viên tiểu học hạng II và có chứng chỉ.

“Tôi thấy việc áp dụng chứng chỉ bồi dưỡng CDNN cho GV là cần thiết. Đó cũng là một nội dung để nâng cao hiểu biết một cách toàn diện, bồi dưỡng cả về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ” - cô Vân Anh nói.

Tuy nhiên, theo cô Vân Anh, việc triển khai cần rõ các bước, có định hướng rõ ràng, có thời gian phù hợp để giáo viên dần hoàn thiện. Đối với giáo viên có tuổi, gần về hưu và giáo viên đã bổ nhiệm CDNN thì không nên yêu cầu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN nữa.

Giáo viên có thể bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN trong quá trình giảng dạy.
Giáo viên có thể bổ sung chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN trong quá trình giảng dạy.

Thể hiện quan điểm về việc bồi dưỡng chứng chỉ CDNN giáo viên, cô Lê Thị Kim Liên - Phó Hiệu trưởng Trường THCS Hoa Động, xã Hoa Động, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng chia sẻ: Gần đây, nhiều giáo viên đã đi học các lớp bồi dưỡng chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN. Đó là tâm lý “lo xa” bởi có thông tin cho rằng có chứng chỉ CDNN thì mới được xếp vào lương mới theo thông tư quy định của Bộ GD&ĐT.

Cô Liên cho rằng, khi chưa có hướng dẫn cụ về việc bồi dưỡng theo tiêu chuẩn CDNN, các thầy cô giáo nên cân nhắc việc đăng ký đi học.

“Cần có những quy định cụ thể trong thời gian nhất định, giáo viên có thể bổ sung chứng chỉ này trong quá trình giảng dạy. Việc lồng ghép bồi dưỡng vào chương trình GDPT năm 2018 là một ý tưởng hay, giúp tiết kiệm thời gian cho giáo viên. Qua đó, giáo viên hiểu sâu hơn chương trình, mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác và giảng dạy" - cô Liên bày tỏ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Gió mạnh trong cơn bão gây đổ cây, tốc mái.

Khi nào bão thành 'thảm họa'?

GD&TĐ - Có nhiều nguyên nhân khiến một cơn bão trở nên nguy hiểm và gia tăng mức độ gây thiệt hại lên đời sống của con người.

Minh họa/INT

Không thể vì không quản lý được thì cấm!

GD&TĐ - Tình trạng quản không được hoặc khó quản là cấm và cấm được coi là giải pháp nhanh và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề là thực tế đang tồn tại...