Chùm ảnh 10 hồ miệng núi lửa ấn tượng nhất thế giới

Hồ miệng núi lửa hình thành do các vụ va chạm với thiên thạch hoặc hoạt động phun trào núi lửa trong quá khứ, cung cấp cho con người cái nhìn vô giá về lịch sử địa chất của Trái Đất.

Chùm ảnh 10 hồ miệng núi lửa ấn tượng nhất thế giới
Chum anh 10 ho mieng nui lua an tuong nhat the gioi - Anh 1

Theo Mother Nature Network, hồ Crater nằm trong khu vực Vườn quốc gia Crater Lake, bang Oregon, Mỹ là một trong những hồ miệng núi lửa mang tính biểu tượng tại Mỹ. Hồ có độ sâu xấp xỉ 655 m, hình thành sau đợt phun trào và sụt lún của núi lửa Mazama, khoảng năm 5667 trước Công nguyên. Người dân địa phương ở đây tin rằng, ngọn núi sụt lún do trận chiến giữa thần cai quản địa ngục Llao và thần bầu trời Skell. Ảnh: Wikimedia.

Chum anh 10 ho mieng nui lua an tuong nhat the gioi - Anh 2

Hồ trên miệng núi lửa Kawah Ijen, Indonesia có màu xanh bạc hà, chứa đầy axit sulfuric. Đây là hồ nước có tính axit lớn nhất thế giới. Miệng núi lửa Kawah Ijen được ví như một mỏ lưu huỳnh lớn. Lưu huỳnh thoát ra từ vết nứt trong lòng đất bốc cháy, tạo thành ngọn lửa màu xanh đẹp mắt. Ảnh: Wikimedia.

Chum anh 10 ho mieng nui lua an tuong nhat the gioi - Anh 3

Nhiều người cho rằng hồ Kaali ở Saaremaa, Estonia trông giống một cái ao hơn hồ nước. Tuy nhiên, hồ Kaali cùng với 8 miệng hố lân cận là kết quả va chạm với thiên thạch xảy ra cách đây khoảng 4.000 - 7.000 năm. Vụ va chạm có sức công phá lớn, tương đương năng lượng của quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản, năm 1945. Ảnh: Wikimedia.

Chum anh 10 ho mieng nui lua an tuong nhat the gioi - Anh 4

Đây là hồ nằm trên đỉnh núi Katmai cao 2.047 m, thuộc Công viên quốc gia Katmai, phía nam Alaska, Mỹ. Năm 1912, núi lửa Katmai phun trào dữ dội, tạo ra một vùng lõm giữa miệng núi lửa. Băng tuyết tồn tại trên đỉnh núi đổ sụp vào trong miệng núi lửa, hình thành hồ nước rộng lớn. Ảnh: Budd Christman/NOAA.

Chum anh 10 ho mieng nui lua an tuong nhat the gioi - Anh 5

Màu xanh ngọc lam tươi sáng ở bức ảnh trên chỉ là một trong nhiều màu sắc của hồ Okama (Hồ ngũ sắc) thuộc núi Zao, đảo Honshū, Nhật Bản. Hồ Okama hình thành sau vụ phun trào núi lửa phức hợp hồi thế kỷ 18. Hồ có đường kính khoảng 365 m, sâu 61 m. Ảnh: Wikimedia

Chum anh 10 ho mieng nui lua an tuong nhat the gioi - Anh 6

Hồ nằm trên miệng núi lửa Tritriva, Madagascar, được bao quanh bởi những vách đá gơ-nai dựng đứng. Dù nước trong hồ Tritriva lạnh và hồ sâu tới 160 m, du khách vẫn có thể bơi trong hồ. Ảnh: Barnard Gagnon/Wikimedia.

Chum anh 10 ho mieng nui lua an tuong nhat the gioi - Anh 7

Hồ Segara Anak có hình trăng lưỡi liềm xinh đẹp, nằm trên ngọn núi lửa Rinjani, Indonesia. Nó hình thành sau vụ phun trào núi lửa dữ dội năm 1257. Nhiều nhà khoa học cho rằng, đợt phun trào này là một trong những nguyên nhân tạo ra Kỷ băng hà nhỏ, khoảng thời gian nhiệt độ Trái Đất trở nên lạnh hơn kéo dài giữa thế kỷ 16 và 19. Ảnh: Wikimedia.

Chum anh 10 ho mieng nui lua an tuong nhat the gioi - Anh 8

Hồ Kerid, Grímsnes, Iceland được bao quanh bởi những dốc đá núi lửa màu đỏ, thảm thực vật và rêu thưa thớt. Miệng núi lửa Kerid có độ sâu khoảng 55 m. Độ sâu nước hồ dao động từ 7 đến 14 m, tùy thuộc lượng mưa. Ảnh: Wikimedia.

Chum anh 10 ho mieng nui lua an tuong nhat the gioi - Anh 9

Trên đỉnh núi lửa Kelimutu, Flores, Indonesia, có ba hồ nước nằm cạnh nhau bao gồm "Hồ mê hoặc" và "Hồ chàng trai và thiếu nữ" nằm phân cách bởi một bức tường miệng núi lửa (hình ảnh trên).Hồ nằm ở xa hơn là "Hồ người già". Theo thời gian, ba hồ này mang những màu sắc khác nhau như: xanh lá cây, xanh da trời, đỏ đồng hoặc màu xám đen.Sự thay đổi màu sắc của nước là do những phản ứng hóa học xảy ra giữa các khoáng chất trong hồ và khí thoát ra từ núi lửa. Ảnh: Wikimedia.

Chum anh 10 ho mieng nui lua an tuong nhat the gioi - Anh 10

Hồ Öskjuvatntrên miệng núi lửa Viti, Iceland, có vẻ đẹp giống trong phim khoa học viễn tưởng. Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA)từng huấn luyện phi hành gia tại đây, nhằm chuẩn bị cho nhiệm vụ thám hiểm Mặt Trăng trong chương trình không gian Apollo. Trong quá khứ, bề mặt hồ Öskjuvatn thường bị đóng băng đến tháng 6 hoặc tháng 7. Nhưng tháng 4/2012, băng trên hồ tan chảy hoàn toàn do hậu quả của hiện tượng gia tăng hoạt động địa nhiệt. Ảnh: Wikimedia.

Theo Phụ Nữ News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.