Chuẩn bị Kỳ thi THPT quốc gia ở Đồng bằng sông Cửu Long: Tăng tốc

GD&TĐ - Thầy trò khối 12 các trường THPT ở ĐBSCL đang “tăng tốc” chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019. Bên cạnh việc bảo đảm kiến thức, các trường còn hỗ trợ HS học lực yếu và thực hiện nhiều giải pháp ổn định tâm lý, giúp các em ôn thi đạt hiệu quả…

Một số trường THPT tại Cần Thơ đã lên kế hoạch tổ chức thi thử để các em HS làm quen và có phương án ôn tập hiệu quả cho Kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.
Một số trường THPT tại Cần Thơ đã lên kế hoạch tổ chức thi thử để các em HS làm quen và có phương án ôn tập hiệu quả cho Kỳ thi THPT quốc gia sắp tới.

Không để bị động

Đó là phương châm mà nhiều trường THPT ở TP Cần Thơ thực hiện trong việc dạy học, ôn thi THPT quốc gia cho HS khối lớp 12. Để bảo đảm tính chủ động, ngay từ đầu năm học nhà trường tiến hành đôn đốc việc học tập và phân loại HS để có hướng giáo dục hiệu quả.

Chia sẻ về giải pháp GD HS khối lớp 12, thầy Đồng Văn Khuyên - Phó Hiệu trưởng Trường THPT Thới Lai (huyện Thới Lai,TP Cần Thơ) - cho biết: “Từ đầu năm học, nhà trường nắm tình hình học lực của HS và phân loại để có kế hoạch dạy học phù hợp.

Trường tổ chức cho những HS yếu ôn tập trái buổi, giúp các em nắm vững, nhớ lâu kiến thức. Song song đó là cập nhật các thông tin, định hướng từ Bộ GD&ĐT về kỳ thi để chỉ đạo các tổ bộ môn, giáo viên điều chỉnh một số nội dung ôn thi, nâng cao hiệu quả giảng dạy”.

Năm học này, Trường THPT Thới Lai có 574 HS lớp 12. Từ đầu năm học, trường định hướng cho HS lớp 12 đăng ký theo tổ hợp môn (Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội). Sau đó, trường xếp lớp tổ chức nâng cao chất lượng đại trà trái buổi, đồng thời phân luồng HS theo năng lực để giúp các em yên tâm học tập.

Để tránh tình trạng bị động trong học tập, ôn thi THPT quốc gia, Trường THPT Trần Đại Nghĩa (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) tập trung ôn thi cho HS khối 12 chương trình lớp 12 và một số kiến thức trọng tâm, cơ bản của khối lớp 10, 11 nên khi Bộ GD&ĐT công bố những điểm mới, trường không quá bị động.

“Năm nay trường có 318 HS lớp 12 dự thi, nên ngay sau khai giảng năm học mới, trường đã bắt tay ôn tập cho các em, tránh bị động và nâng cao hiệu quả học tập…” - thầy Trịnh Nguyễn Thi Bằng, Hiệu trưởng nhà trường cho biết.

Đối với tỉnh Hậu Giang, ngay từ đầu năm học, trong khi chờ hướng dẫn cụ thể của Bộ GD&ĐT, Sở đã chỉ đạo các trường THPT và Trung tâm GDNN - GDTX tập trung giảng dạy.

Theo ông Nguyễn Hùng Nhiên - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hậu Giang, hiện nay các trường cần tập trung hoàn thành chương trình lớp 12 theo đúng kế hoạch, không cắt xén chương trình, bảo đảm chuẩn kiến thức kỹ năng cho HS. Xây dựng kế hoạch ôn thi hiệu quả, phù hợp với năng lực từng đối tượng HS. Tổ chức ôn tập, thi thử, phụ đạo HS yếu kém. Giáo viên chủ động nghiên cứu, phân tích kỹ đề thi minh họa, xây dựng đề cương ôn thi bộ môn phù hợp.

“Thực tế cho thấy, công tác giảng dạy, học tập, ôn tập là yếu tố quan trọng, quyết định chất lượng kết quả kỳ thi nói chung và chất lượng kết quả từng môn thi nói riêng.

Vì vậy, để đạt kết quả tốt, giáo viên, đặc biệt là các em HS phải hết sức nỗ lực, cố gắng. Tôi tin rằng với sự nỗ lực của nhà trường, giáo viên, HS có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về cả tâm lý và mặt kiến thức sẽ mang lại chất lượng cho Kỳ thi THPT quốc gia năm 2019”, ông Nguyễn Hùng Nhiên nói.

Bảo đảm chương trình, ổn định tâm lý cho trò

Vào giai đoạn nước rút chuẩn bị cho Kỳ thi THPT quốc gia, bên cạnh việc dạy học, ôn thi cho HS, ngành GD các địa phương ĐBSCL cũng chú trọng đến việc ổn định tâm lý cho các em. Cùng với đó là công tác đôn đốc bảo đảm chương trình, kiến thức, kỹ năng và cập nhật các chỉ đạo, đổi mới về kỳ thi để thầy, trò có hướng ôn tập phù hợp.

Tại tỉnh Đồng Tháp, các trường THPT đã linh động triển khai, thực hiện các hoạt động dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nâng cao chất lượng theo hướng tăng cường kỹ năng, vận dụng kiến thức của HS, nhằm hoàn thành chương trình, phù hợp với khung kế hoạch thời gian năm học.

Ngành GD tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, HS nghiên cứu kỹ quy chế thi THPT quốc gia, triển khai những điểm mới trong kỳ thi theo chỉ đạo của Bộ. Các trường THPT chủ động xây dựng kế hoạch ôn tập, chú trọng tính hiệu quả, rút kinh nghiệm những hạn chế của năm trước. Mỗi tổ, nhóm chuyên môn căn cứ vào đề thi tham khảo của Bộ GD&ĐT thảo luận, phân tích cấu trúc, chủ đề kiến thức trọng tâm.

Đặc biệt, mỗi đơn vị trường THPT trong tỉnh Đồng Tháp xây dựng kế hoạch dạy học, ôn tập phù hợp với từng trường, từng nhóm đối tượng HS. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn chủ động thông báo tình hình, kết quả rèn luyện, học tập của HS mỗi tháng, mỗi học kỳ đến phụ huynh.

Bên cạnh đó, giáo viên động viên phụ huynh tạo điều kiện tốt cho các con tự giác trong học tập, dành thời gian hợp lý cho các môn học trong chương trình và các môn ôn thi THPT quốc gia.

Trao đổi về giải pháp dạy học, ôn thi hiệu quả, ông Nguyễn Hùng Nhiên - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hậu Giang - chia sẻ: “Từ đầu năm học, ngành GD đã chỉ đạo các trường THPT và các trung tâm GDNN – GDTX quan tâm làm công tác tư tưởng, trấn an tâm lý HS lớp 12.

Kế tiếp là các trường phải tổ chức giảng dạy thật tốt nội dung chương trình lớp 12. Nhiệm vụ quan trọng của HS hiện giờ là dồn sức để học và ôn tập, rèn kỹ năng làm bài qua bộ đề minh họa đã được Bộ GD&ĐT ban hành. Đây mới là cách quyết định thành công của HS trong kỳ thi quan trọng sắp tới”.

Để bảo đảm chất lượng Kỳ thi THPT quốc gia, Sở GD&ĐT TP Cần Thơ thường xuyên chỉ đạo các trường cập nhật, triển khai điểm mới của kỳ thi và điều chỉnh kế hoạch dạy học, theo hướng tập trung truyền tải nội dung kiến thức lớp 12...

Bàn về giải pháp, ông Nguyễn Phúc Tăng - Trưởng phòng GD Trung học (Sở GD&ĐT TP Cần Thơ) - cho biết: “Chúng tôi chỉ đạo các trường tiến hành dạy kiến thức mới đồng thời tổ chức ôn tập với hình thức cuốn chiếu, giúp HS nắm vững kiến thức một cách có hệ thống; đồng thời yêu cầu các trường phổ thông chỉ đạo các tổ chuyên môn phân tích kỹ cấu trúc của đề thi minh họa mà Bộ GD&ĐT công bố.

Trên cơ sở đó, các tổ chuyên môn xây dựng đề cấu trúc tương tự đề minh họa để HS thi thực không bỡ ngỡ, thi đạt hiệu quả”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Thực tế chưa hẳn như biểu hiện

GD&TĐ - Cuộc trả đũa của Iran ngày 12/4 vừa qua tạo bước ngoặt mới trong mối quan hệ đầy thù địch và căng thẳng giữa nước này và Israel.