Chữa điếc bằng cấy ốc tai điện tử

Chữa điếc bằng cấy ốc tai điện tử

Ốc tai điện tử là một linh kiện nhạy cảm âm thanh, nó được thiết kế để phục hồi khả năng nghe, luyện nói của người bị điếc nặng không sử dụng được máy trợ thính.

Ảnh: MH
Ảnh: MH

Một số cơ sở chuyên khoa tai - mũi - họng ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh giờ đây đã thực hiện phẫu thuật và ghép ốc tai điện tử thành công cho nhiều trường hợp điếc nặng.

Âm thanh từ môi trường bên ngoài được truyền theo dạng sóng tới bộ phận thu âm thanh là tai ngoài, đưa tới màng nhĩ làm màng nhĩ rung động.

Các sóng âm dao động này được truyền vào chuỗi xương con ở tai giữa vào tai trong qua chuyển động lớp nội dịch tại ốc tai, rung động các tế bào lông, tạo nên các điện thế khác nhau kích thích dây thần kinh thính giác chuyển tới (vùng nghe) ở não bộ để phân tích và hồi lại.

Người bị điếc nặng do thủng màng nhĩ, và còn do tổn thương các tế bào lông… Điện cực ốc tai có tác dụng nhận âm thanh từ bên ngoài rồi kích thích các “tế bào nghe” này.

 Điện cực ốc tai gồm có hai bộ phận, một bộ phận được cấy vào sâu tai trong để thay thế các tế bào lông bị tổn thương, bộ phận này sẽ kích thích các sợi thần kinh thính giác cho phép người sử dụng tiếp nhận được âm thanh.

Một bộ phận bên ngoài được gắn vào vùng xương thái dương ngay dưới da, vết rạch sau đó được đóng lại và băng bó. Thông thường phải mất 3 - 5 tuần để lành vết sẹo và vết sưng nhẹ. Nó gắn microphone và phần tiếp nhận âm thanh.

Việc thực hiện cấy điện cực ốc tai phải phẫu thuật kéo dài khoảng 3 - 5giờ.

Từ lúc này âm thanh từ bên ngoài tác động vào microphon, chuyển thành các tín hiệu điện tử. Tín hiệu âm thanh dạng điện áp âm tần đi tới các điện cực, kích thích các đầu mút của các sợi thần kinh còn lại không bị tổn thương. Não tiếp nhận và phân tích các tín hiệu điện tử đó như là các ký hiệu âm thanh. Giai đoạn này người cấy ốc tai điện tử mới nghe được âm, nhưng không hiểu gì.

Mỗi một điện cực của máy sẽ xử lý một tần số âm thanh khác nhau. Khiến người điếc dần dần làm quen với các “ký hiệu âm” mà hiểu được để giao tiếp.

Hiện đang có hai loại điện cực ốc tai là máy điện cực đơn kênh và điện cực đa kênh. Điện cực ốc tai đơn kênh là máy chỉ có một điện cực nông ở ngoài ốc tai, không xử lý được mọi loại âm thanh.

Loại đa kênh có trên 22 - 24 điện cực tùy theo từng hãng, giá thành cao thường trên 15.000 USD.

Điều đáng nói là, nếu người cấy ốc tai điện tử mà đến vùng khác ngôn ngữ thì chỉ nghe được tiếng người nói mà không hiểu gì, vì chưa (quen), chưa hiểu “ký hiệu” âm và “ nội dung” ký hiệu đó. Cũng giống như “điếc ngoại ngữ”.

Người được cấy, ghép cần khoảng thời gian hai năm huấn luyện, làm quen để hiểu “ký hiệu” tiếng nói, thí dụ như hiểu tiếng Việt, tiếng Anh… trong đó có việc hiểu, làm quen với phong cách giao tiếp bản ngữ của cộng đồng đang sinh sống.

Sau khi cấy điện cực ốc tai “người cấy” phải được luyện tập theo một quy trình huấn luyện giọng (tập nói) cho mấy loại đối tượng, là trẻ trước tuổi đi học, trẻ ở độ tuổi đi học từ 7 - 15 tuổi và người trên 15 tuổi.

Cấy điện cực ốc tai có tác dụng rất lớn trong việc phục hồi chức năng nghe cho người bệnh, trả họ trở lại cuộc sống xã hội bình thường.

Việt Nam đang tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật. Để đạt được hiệu quả cao nhất (100%), trẻ bị điếc bẩm sinh cần được cấy ghép sớm. Tốt nhất là trước khi trẻ 2 tuổi vì đây là thời điểm trẻ phát triển thần kinh thính giác.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, hiện trên cả nước chỉ mới có khoảng hơn 500 trường hợp tiếp cận được với phương pháp cấy. Trong khi tỷ lệ trẻ bị điếc bẩm sinh của Việt Nam khá cao, trong số 1.000 trẻ được sinh ra có từ 2 - 4 trẻ bị điếc bẩm sinh.

Không phải gia đình nào cũng có khả năng tài chính, vì giá cấy ốc tai còn cao, mỗi thiết bị lên tới 20.000 - 40.000 USD.

Người cấy ốc tai điện tử cần chú ý khi đi làm cộng hưởng từ, cắt lớp… phải hỏi ý kiến bác sĩ, vì thiết bị điện tử cấy vào cơ thể có nam châm.

Theo chinhphu

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa: Vietpink

Truyện ngắn: Mở trái tim yêu

GD&TĐ - Hạnh phúc của người đàn bà chính là có người đàn ông để nương tựa, nhưng Hiền thấy, đàn ông chỉ đem đến sự khổ đau...