Chữa bệnh theo lời đồn, một phụ nữ bị ngộ độc lá lộc mại

GD&TĐ -Một người phụ nữ đã bị ngộ độc, tan máu do nghe lời đồn uống lá lộc mại để chữa táo bón.

Người phụ nữ bị ngộ độc vì chữa bệnh theo lời đồn.
Người phụ nữ bị ngộ độc vì chữa bệnh theo lời đồn.

Ngày 18/8, Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ tiếp nhận người bệnh H.T.H (62 tuổi, dân tộc Mường) trú tại huyện Thanh Sơn, Phú Thọ trong tình trạng đau bụng thượng vị, vàng mắt, vàng da, chóng mặt, người yếu mệt, buồn nôn kèm theo đái máu sau khi dùng thuốc chữa táo bón theo lời đồn.

Được biết, người bệnh có tiền sử táo bón kéo dài, nghe nói lá lộc mại (còn gọi là lá du mại) có thể chữa được táo bón nên đã lấy lá sắc trong ấm và lấy nước uống.

1000015531.jpg
Lá lộc mại hay còn gọi là lá du mại.

Sau 2 ngày uống nước lá lộc mại liên tục, người bệnh xuất hiện đau bụng, vàng da, nước tiểu đỏ, mệt mỏi, ăn kém, chóng mặt. Tình trạng ngày càng nặng nên gia đình đã đưa người bệnh đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau bụng thượng vị, vàng mắt, vàng da, chóng mặt, người yếu mệt, buồn nôn kèm theo đái máu.

Kết quả xét nghiệm máu cho thấy hiện tượng tan máu, thiếu máu nặng (Hồng cầu: 1,71 T/l. Hemoglobin: 41 g/l); men gan tăng cao (GOT: 110,3 U/l, GPT: 25,8 U/l); tăng bilirubin máu (Bilirubin toàn phần: 103,3 µmol/L , Bilirubin trực tiếp 8,3 µmol/L)

Sau khi thực hiện các kiểm tra lâm sàng, cận lâm sàng, kết hợp với bệnh sử, loại trừ các nguyên nhân tan máu khác. Các bác sĩ đã xác định đây là trường hợp tan máu cấp do ngộ độc lá lộc mại, các bác sĩ đã áp dụng các biện pháp chống độc, thải độc, truyền máu, thuốc bổ gan...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

Phố cổ Hà Nội tôn vinh giá trị di sản

GD&TĐ - Kỷ niệm 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức nhiều hoạt động văn hóa tôn vinh giá trị di sản.