Chú trọng dạy đạo đức, lối sống cho học sinh trong nhà trường

GD&TĐ - Không chỉ chú trọng vào việc truyền đạt kiến thức cho học sinh, mà các trường học hiện nay đặc biệt chú trọng đến các hoạt động ngoại khóa để nâng cao giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, ngăn chặn bạo lực học đường.

Các trường chú trọng vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Ảnh Hải Nam.
Các trường chú trọng vào việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Ảnh Hải Nam.

Tổ chức các buổi chào cờ trực tuyến

Để giảng dạy cho học sinh nâng cao văn hóa học đường, những tác hại của nạn bạo lực học đường, Trường THCS xã Mộc Nam (Hà Nam) đã tận dụng các giờ giáo dục công dân hay các hoạt động ngoại khóa trên lớp cũng như các chuyến đi thực tế để lồng ghép giảng dạy cho học sinh.

Đặc biệt nhà trường còn nắm bắt tâm lý học sinh, nhu cầu của phụ huynh để giáo viên có bài giảng đạt được hiệu quả cao.

Theo chia sẻ của thầy Nguyễn Xuân Thủy – Hiệu trưởng Trường THCS xã Mộc Nam (thị trấn Duy Tiên, tỉnh Hà Nam): “Phòng, chống tình trạng bạo lực học đường, tăng tính đoàn kết, đồng đội cho học sinh là vấn đề được nhà trường vô cùng chú trọng. Theo đó, nhà trường thường xuyên tổ chức các trò chơi truyền thống, hoạt động thể dục, thể thao để học sinh cùng tham gia.

Chính từ những hoạt động đó, giúp học sinh tương tác, giao lưu với nhau cảm nhận được sức mạnh của sự đoàn kết, sức mạnh của tập thể qua đó giáo dục học sinh nhằm ngăn chặn các tệ nạn, bạo lực học đường”.

Thầy Thủy cũng cho biết thêm, khi phát hiện ra những học sinh có manh nha sử dụng bạo lực học đường, học sinh cá biệt nhà trường sẽ phối hợp với các đoàn thể, cô giáo chủ nhiệm, hội đồng đội, công đoàn, đoàn thanh niên, phụ huynh có những biện pháp hỗ trợ, giáo dục, định hướng cho các em, không để những điều đáng tiếc xảy ra.

“Thậm chí chúng tôi còn phối hợp với ban công an xã để giáo dục các em. Bằng những hoạt động thiết thực đó định hướng cho, không để các em đi sai đường. Đặc biệt, những tấm gương tốt, nỗ lực học hành cũng được nhà trường tuyên dương, đăng trên website, fanpage của trường để học sinh học tập”, thầy Thủy cho biết thêm.

Nhà trường cũng khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi như: tìm hiểu về thân thế sự nghiệp của ông Nguyễn Hữu Tiến – người đầu tiên vẽ lá cờ tổ quốc, các cuộc thi giáo dục lòng yêu nước, tinh thần nhân đạo cho học sinh…”.

Trong hai năm qua, đại dịch covid-19 dẫu thời gian dài học trực tuyến, nhà trường đưa ra phương châm không đến trường nhưng không ngừng học. Theo đó, qua các phương tiện dạy học trực tuyến cũng tổ chức buổi chào cờ đầu tuần qua zoom, qua những tiết thể dục lồng ghép vào các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống để dạy cho học sinh.

Thầy Thủy chia sẻ thêm: “Học trực tuyến không tránh khỏi những cám dỗ của các trò chơi trên mạng Internet do đó chúng tôi định hướng cho các em học và sử dụng mạng Internet sao cho hiệu quả. Trong thời gia này nhà trường cũng tăng cường hỏi han, động viên học sinh”.

Các hoạt động thể dục, thể thao cũng gắn kết được học sinh. Ảnh HN.

Các hoạt động thể dục, thể thao cũng gắn kết được học sinh. Ảnh HN.

Tạo các chuyên đề thực tế

Không chỉ chú trọng vào việc giảng dạy kiến thức cho học sinh mà Trường THPT Đống Đa (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) đặc biệt chú trọng đến kỹ năng sống, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh để học sinh phát triển toàn diện.

Theo chia sẻ của cô Trần Thị Bích Hợp – Hiệu trưởng Trường THPT Đống Đa: “Tăng cường công tác giáo dục đạo đức học sinh được nhà trường rất chú trọng và luôn quan tâm. Hằng năm đều có kế hoạch, chương trình giáo dục, chi tiết để giảng dạy cho học sinh”.

Theo đó, nhà trường triển khai đến toàn thể giáo viên, học sinh, lồng ghép việc giáo dục đạo đức trong các môn học. Đặc biệt, coi trọng công tác giáo viên chủ nhiệm. Chính các cô sẽ sát sao, nắm bắt tâm lý và hỗ trợ học sinh.

Không những vậy, nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động thực tế như: các chuyên để phòng chống bạo lực học đường; chuyên đề về giáo dục tâm lý lứa tuổi, giới tính; chuyên để về giao tiếp ứng xử trong học đường…

Thường xuyên tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh: các câu lạc bộ sở thích, văn nghệ, thể thao…

Theo chia sẻ của chị Nguyễn Kim Anh (Đống Đ, Hà Nội): “Chính những hoạt động này sẽ giúp các con cởi bỏ những khúc mắc, biết được sức mạnh của tập thể và đoàn kết. Không những vậy, đó là sân chơi để các con hiểu nhau hơn qua đó giúp nhau hoàn thiện”

Hiện nay, nhiều trường học trên cả nước để giáo dục đạo đức, lối sống cho học còn tổ chức thêm các câu lạc bộ để cho học sinh tham gia sinh hoạt. Chính các câu lạc bộ là sợi giây liên kết học sinh, tạo sân chơi lành mạnh học sinh sau mỗi giờ học.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Giá của thi trên mạng

GD&TĐ - Một phụ huynh có con đang học tại Trường Tiểu học Ngô Quyền (Đà Nẵng) đã mất 55 triệu đồng vì đăng ký cho con dự cuộc thi viết chữ đẹp trên mạng.