Chủ tịch World Bank đồng ý giữ tài sản Nga bị đóng băng từ G7

GD&TĐ - Khoản tài sản của Nga bị đóng băng ở các nước G7 có thể được Ngân hàng Thế giới quản lý và trao cho Ukraine trong các lĩnh vực phi quân sự.

Từ trái sang: Thống đốc Ngân hàng Ý Fabio Panetta, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Ajay Banga và Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Ý Giancarlo Giorgetti tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G7 tại Stresa, Ý. (Reuters)
Từ trái sang: Thống đốc Ngân hàng Ý Fabio Panetta, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Ajay Banga và Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Ý Giancarlo Giorgetti tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G7 tại Stresa, Ý. (Reuters)

Trong cuộc phỏng vấn với Reuters hôm 24/5, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Ajay Banga đã nói rằng ông "hoàn toàn" cởi mở với ý tưởng quản lý quỹ mà G7 dành cho Ukraine, được hỗ trợ bởi thu nhập từ các tài sản có chủ quyền của Nga bị đóng băng. Dự kiến, quỹ này sẽ được sử dụng cho mục đích phi quân sự.

Tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương G7 tại Stresa (Italia), phía Mỹ đã thúc đẩy một sáng kiến viện trợ Ukraine bằng khoản vay. Khoản vay này sẽ được hoàn trả bằng thu nhập tương lai từ khoảng 300 tỷ USD tài sản của Nga đã bị đóng băng.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã gợi ý rằng, số tiền Mỹ có thể cho vay lên tới 50 tỷ USD và các chi tiết về cấu trúc của sáng kiến này, bao gồm vấn đề quản lý... dự kiến sẽ được thảo luận thêm trong thời gian chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh các lãnh đạo G7 ở miền nam nước Ý vào tháng Sáu.

Một quan chức Bộ Tài chính Mỹ hồi đầu tuần này nói rằng, việc chuyển tiền thông qua một tổ chức quốc tế như World Bank sẽ khiến khoản vay "trông giống như một khoản trợ cấp theo quan điểm của Ukraine" mà không làm tăng thêm gánh nặng nợ nần của nước này.

Ông Banga cho biết Ngân hàng Thế giới có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý các quỹ tài trợ phi quân sự tương tự như ý tưởng của nhóm G7, ví như quỹ dành cho Afghanistan. Ông cho biết Ngân hàng Thế giới có thể đảm nhiệm làm công việc đó nếu xảy ra trường hợp dành cho Ukraine.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Banga cho biết ông không tham gia vào các cuộc đàm phán về quỹ cho vay trong nhóm G7, cũng như không được Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen hay các bộ trưởng tài chính G7 khác tiếp cận.

"Tất cả những gì tôi biết là nếu họ quyết định giao nó cho chúng tôi và hỏi tôi có sẵn sàng không? Thì câu trả lời là Có. Chúng tôi có thể quản lý quỹ loại đó" - ông Banga nói.

Chủ tịch World Bank nói thêm, các nhân viên của World Bank hiểu được việc các Điều này sẽ bao gồm chi tiết thỏa thuận với các quốc gia tài trợ khoản vay về quy trình phân bổ quỹ cho các dự án trong tương lai ở Ukraine.

Ông Banga cho biết Ngân hàng Thế giới bị cấm thực hiện bất kỳ khoản giải ngân nào cho mục đích quân sự, dù là trực tiếp hay thông qua quỹ trung gian tài chính, chẳng hạn như Quỹ Tín thác Phục hồi Afghanistan mà họ đã quản lý trong nhiều năm thay mặt cho các nước tài trợ.

Hiện tại, tổ chức cho vay phát triển này đang làm việc để được phê duyệt việc tạo ra một quỹ trung gian tài chính mới nhằm giải quyết các tổn thất và thiệt hại liên quan đến biến đổi khí hậu, đã được thỏa thuận tại hội nghị khí hậu COP28 vào tháng 11 năm 2023.

Ngân hàng Thế giới đã quản lý khoảng 42 tỷ USD để hỗ trợ nền kinh tế Ukraine, chủ yếu từ các quốc gia tài trợ.

"Số tiền đó đã được chuyển vào hệ thống của Ukraine để trả lương cho giáo viên và các chuyên gia hành chính, quan chức, cũng như các bữa ăn ở trường và sách vở" - ông Banga cho hay.

Ngân hàng Thế giới cũng đã đưa ra những đánh giá sâu rộng về thiệt hại chiến tranh của Ukraine, ước tính vào tháng 2 rằng nước này sẽ cần 486 tỷ USD để xây dựng lại cơ sở hạ tầng, nhà ở và nền kinh tế sau khi chiến tranh kết thúc, gần gấp ba lần sản lượng kinh tế hàng năm.

Ông Banga cho biết con số có thể đã tăng lên sau các cuộc tấn công tên lửa gần đây, nhưng từ chối đưa ra ước tính mới về thiệt hại.

“Vì vậy, điều tôi đang cố gắng làm trong lúc này là hợp tác với chính phủ Ukraine về những cải cách nhằm giúp khu vực tư nhân dễ dàng đầu tư hơn khi hòa bình và ổn định” - vị Chủ tịch World Bank nhận định. "Sẽ rất khó để Ukraine thu hút đủ đầu tư tư nhân để xây dựng lại nếu bạn không thực hiện công việc chuẩn bị trước”.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.