Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Thủ đô Prague (CH Séc)

Đúng 16.30 (giờ địa phương) ngày 10/9, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Phu nhân cùng Đoàn cấp cao Việt Nam đã tới Sân bay Václav Havel Prague (Prague, Séc), bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước Cộng hòa Séc từ ngày 10-13/5/2015 theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến Thủ đô Prague (CH Séc)
Lễ đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân tại sân bay Václav Havel Prague.
Lễ đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân tại sân bay Václav Havel Prague.

Cùng tham gia đoàn có Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Đào Việt Trung, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam Nguyễn Đức Lợi, Đại sứ Việt Nam tại Séc Trương Mạnh Sơn, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh Lê Hoàng Quân, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trương Quang Khánh, Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Văn Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng.

Đón Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại sân bay, về phía Séc có Chánh Văn phòng Tổng thống Séc Vratislav Mynar, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Séc, Đại sứ Séc tại Việt Nam Martin Klepetko, Thiếu tướng Rostilav Pilc, Chỉ huy Quân đội danh dự Phủ Tổng thống, Lê tân Phủ Tổng thống Tomas Sebesta. Về phía Việt Nam có Đại sứ Việt Nam tại Séc Trương Mạnh Sơn, Cán bộ nhân viên Đại sứ quán và đại diện kiều bào, lưu học sinh Việt Nam tại Séc.

Theo chương trình, tối cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam sẽ tới thăm Văn phòng đại diện của Ngân hàng BIDV và Công ty IDCE, gặp gỡ đại diện Cộng đồng người Việt Nam tại châu Âu.

Sau lễ đón chính thức vào ngày 11/5, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sẽ hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Séc Milos Zeman, gặp Chủ tịch Thượng viện Milan Stech, Chủ tịch Hạ viện Hamacek. Sau đó, Chủ tịch nước sẽ cùng với Tổng thống Séc dự “Diễn đàn Hợp tác Kinh tế - Du lịch Việt Nam tại Cộng hòa Séc”…

Năm 2015, Việt Nam và Cộng hòa Séc kỷ niệm 65 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn các cấp, phối hợp tốt tại các tổ chức và diễn đàn quốc tế. 

Những năm gần đây, thương mại song phương có tăng trưởng nhưng còn khiêm tốn so với tiềm năng. Năm 2012, Séc công bố Chiến lược xuất khẩu quốc gia 2012-2020, trong đó đưa Việt Nam vào danh sách 12 thị trường ưu tiên (quốc gia duy nhất trong ASEAN). 

Tính đến nay, Séc có 36 dự án đầu tư vào Việt Nam, đứng thứ 42 trong tổng số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký 64 triệu USD, tập trung vào các các lĩnh vực bất động sản, bia, thiết bị điện, vật liệu xây dựng...

Các lĩnh vực hợp tác đầu tư có triển vọng (thế mạnh của Séc) là năng lượng, giao thông (đầu máy xe lửa, toa xe, xe buýt, xe điện phục vụ giao thông thành phố), cơ khí (máy móc thiết bị, động cơ, máy nông nghiệp, thiết bị tưới tiêu). Séc thường xuyên tham gia các Hội nghị quốc tế tài trợ cho Việt Nam và là nước Đông Âu đầu tiên liên tục cấp ODA cho Việt Nam.

Hiện có khoảng hơn 60.000 người Việt Nam sinh sống tại Séc. Về cơ bản, chính quyền Séc tạo thuận lợi cho cộng đồng người Việt cư trú, kinh doanh theo pháp luật. 

Ngày 3/7/2013, Chính phủ Séc đã quyết định bổ sung đại diện người Séc gốc Việt vào Hội đồng Dân tộc thiểu số, qua đó công nhận sự tồn tại của người Séc gốc Việt như một dân tộc thiểu số tại Séc.

Theo tgvn.com.vn

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ