Chủ tịch Đà Nẵng nói công tác phòng chống COVID-19: Chiến lược là xét nghiệm, truy vết, cách ly, điều trị và dập dịch

Chủ tịch Đà Nẵng nói công tác phòng chống COVID-19: Chiến lược là xét nghiệm, truy vết, cách ly, điều trị và dập dịch

Báo cáo tại cuộc họp, ông Tôn Thất Thạnh – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Đà Nẵng (CDC) cho biết, tính thời điểm hiện đã xét nghiệm 39.761 mẫu bệnh phẩm, phát hiện 269 ca dương tính. Trung bình xét nghiệm 4.000 -5.000 mẫu/ngày. Về công tác truy vết, đến nay đã phát hiện 9.862 trường hợp F1 để tổ chức cách ly, lấy mẫu và 10.532 trường hợp F2 để tổ chức cách ly theo đúng quy định.

Theo ông Thạnh, khó khăn là việc lấy mẫu tại các địa phương rất nhanh nhưng khi chuyển đến CDC lại rất chậm, CDC có thời điểm không có mẫu để làm nhưng lại có những lúc không làm kịp, thường vào các giờ ban đêm. Bên cạnh đó, ông Thạnh cũng yêu cầu các mẫu xét nghiệm cần viết thông tin đầy đủ để thuận tiện cho việc xét nghiệm, truy vết.

Tại buổi làm việc, ông Huỳnh Đức Thơ – Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, việc xét nghiệm phải được thực hiện trong vòng vài giờ, cho ra kết quả các ca nghi nhiễm để từ đó tiến hành truy vết, hạn chế lây nhiễm ngoài cộng đồng.

“Chúng ta đã tiến hành áp dụng phương pháp gộp mẫu thực hiện xét nghiệm PCR để phát hiện COVID-19 trong quá trình xét nghiệm, việc làm này đã đẩy nhanh tiến độ, tiết kiệm về chi phí, từ đó chúng ta có thể tiến hành xét nghiệm ra rộng hơn”, ông Thơ khẳng định.

Ông Thơ cũng đã ghi nhận những cố gắng, nỗ lực của ngành y tế nói chung và CDC Đà Nẵng trong công tác phòng, chống dịch COVID-19. Bên cạnh đó, ông Thơ cũng yêu cầu Sở Y tế và các ngành chức năng hỗ trợ đầy đủ trang thiết bị cho CDC Đà Nẵng để thực hiện tốt việc xét nghiệm COVID-19.

Trả lời báo chí ngày 10/8, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho hay, thành phố đang thực hiện rất ráo riết công tác phòng, chống COVID-19. Chiến lược của TP. Đà Nẵng trong thời điểm hiện nay là xét nghiệm, truy vết, cách ly, điều trị và dập dịch.

“Hôm nay chúng tôi đã đi thực tế kiểm tra tại các điểm lấy mẫu xét nghiệm trên cộng đồng và tại phòng xét nghiệm, để thấy quy trình xét nghiệm diễn ra như thế nào. Từ đó để tìm cách đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm lên”, ông Thơ nói.

Theo ông Thơ, hiện nay máy móc thiết bị phục vụ cho việc xét nghiệm COVID-19 đã đáp ứng được. Lực lượng xét nghiệm lên đến hàng trăm người, ngoài nhân viên của Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng, bên cạnh đó có sự góp sức của lực lượng y tế từ các trường đại học, các ngành các cấp, đơn vị và nhân viên y tế của địa phương.

Ông Thơ cũng cho hay, qua kiểm tra thực tế việc lấy mẫu xét nghiệm gộp nhóm (group test) tại phường Bình Thuận (quận Hải Châu) cho thấy, tại đây có đến 7 bàn lẫy mẫu dịch hầu họng để xét nghiệm COVID-19. Một lần lấy chỉ chưa đầy 1 phút, với 7 bàn lấy mẫu xét nghiệm như vậy thì trong vòng 1 giờ đồng hồ có thể lấy hàng trăm mẫu.

“Việc lấy mẫu xét nghiệm nhóm cho người dân ở khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, được tổ chức thật tốt, tốc độ nhanh, thuần thục thì sẽ tiết kiệm đáng kể về thời gian. Mỗi ngày có thể lấy được từ 5.000 – 7.000 mẫu xét nghiệm. Như thế có thể mở rộng phạm vi vùng lây nhiễm, để xét nghiệm, chặn đầu, từ đó ngăn chặn nhanh nhất sự lây lan của dịch”, ông Thơ thông tin.

Cũng theo ông Thơ, làm thế nào ở hiện trường phải lấy được nhiều mẫu xét nghiệm, càng nhanh càng nhiều để chuyển về CDC Đà Nẵng, tại đây nhân lực cũng như máy móc phục vụ xét nghiệm sẽ làm nhanh nhất.

“Riêng về chiến lược xét nghiệm, chúng ta phải làm thành thục quy trình, nhất là quy trình lấy mẫu xét nghiệm gộp nhóm sẽ cải thiện đáng kể về số lượng, để từ đó chặn sớm, chặn trước sự lây lan của dịch COVID-19 ra cộng đồng. Qua kiểm tra CDC cũng đã thấy rằng, quy trình truy vết để xác định F0, F1 rồi từ đó thực hiện việc giám sát, cách ly rất bài bản và khoa học”, ông Thơ khẳng định.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Một số hiện vật bằng vàng trong Kho báu Staffordshire. Ảnh minh họa: Nationalgeographic.com

Kho báu Staffordshire

GD&TĐ - Năm 2009, Anh phát hiện kho báu khảo cổ gây chấn động thế giới ở Staffordshire.

Nhiều bố mẹ dạy con rằng “Là con trai phải mạnh mẽ”, nhưng dường như câu nói đó vô tình khiến nhiều trẻ không dám thể hiện cảm xúc chân thực của mình. Ảnh minh họa: INT.

Con trai không được khóc?

GD&TĐ - Nhiều cha mẹ đau đầu khi thấy con tuy đã lớn, đặc biệt là con trai, nhưng vẫn thường xuyên khóc nhè.

Thành phố cổ Petra, Jordan, là một trong 7 kỳ quan thế giới mới.

Thành phố cổ ẩn giấu nhiều bí ẩn

GD&TĐ - Petra, thành phố cổ kỳ bí nằm ở Tây Nam Jordan, là một trong 7 kỳ quan thế giới mới với những công trình chạm khắc từ đá sa thạch hồng.

Áp phích có hình chữ V ở Mỹ trong Thế chiến II.

Dấu hiệu chữ V có từ khi nào?

GD&TĐ - Một cử chỉ được thực hiện bằng cách giơ ngón trỏ và ngón giữa với lòng bàn tay hướng ra ngoài được gọi là 'dấu hiệu chữ V', biểu tượng chiến thắng.