Câu chuyện xảy ra ở bang Punjab, phía Tây Bắc Ấn Độ. Hai chú chó con trong lúc chạy nhảy, nghịch ngợm không may bị rơi xuống một cái giếng cạn và không thể tự mình trèo ra.
Sau đó chủ nhân của chúng phát hiện ra đàn chó thiếu mất 2 chú cún con và chó mẹ đánh hơi ra mùi con của mình nên liên tục sủa inh ỏi ở chỗ giếng cạn.
Theo lẽ tự nhiên thì khi người đàn ông phát hiện sự việc, hai con cún này có thể đã nằm dài tắt thở ở đó vì gặp rắn hổ mang hung dữ, có nọc độc chết người.
Tuy nhiên, con rắn chẳng hề động đến hai chú cún, mặt khác, nó lại có vẻ đang ra sức bảo vệ con chú cún con tội nghiệp, che chở chúng khỏi khu vực vùng nước trũng nguy hiểm phía bên kia của đáy giếng.
Hai chú chó nhỏ bị kẹt dưới đáy giếng suốt 48 tiếng đồng hồ trước khi được lực lượng cứu hộ đưa lên khỏi đáy giếng. Con rắn hổ mang chúa sau đó cũng được đưa lên và thả về tự nhiên.
Theo ý kiến một chuyên gia về bò sát, hổ mang chúa tuy là một loài có nọc cực độc, vô cùng nguy hiểm, thế nhưng chúng chỉ ăn các loài rắn khác, động vật gặm nhấm hay gia cầm, thế nên chúng không tấn công hai chú chó.
Việc giúp đỡ nhau giữa các loài vật cũng là điều để chúng ta suy ngẫm, nhất là khi sự giúp đỡ ấy xuất phát từ một loài vốn bị con người coi là nguy hiểm và đáng sợ như rắn hổ mang chúa.