Chủ động triển khai biện pháp đảm bảo an toàn, cung ứng điện trong bão Wipha

GD&TĐ - Bộ Công Thương ban hành Công điện khẩn yêu cầu các đơn vị chủ động triển khai biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống điện quốc gia trong bão Wipha.

Theo dự báo, bão Wipha sẽ gây mưa lớn diện rộng, gió giật mạnh và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh ven biển phía Bắc và Bắc Trung Bộ.
Theo dự báo, bão Wipha sẽ gây mưa lớn diện rộng, gió giật mạnh và nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các tỉnh ven biển phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

Trước diễn biến phức tạp của bão số 3 (Wipha), Bộ Công Thương đã ban hành Công điện khẩn số 5380/CĐ-BCT yêu cầu các đơn vị trong ngành điện lực và các địa phương chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống nhằm đảm bảo an toàn hệ thống điện quốc gia, cung ứng điện ổn định và ứng phó hiệu quả với mọi tình huống do bão gây ra.

Bộ Công Thương chỉ đạo Công ty Vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia (NSMO) phối hợp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị phát điện xây dựng phương án vận hành hệ thống điện phù hợp với kịch bản thiên tai.

Trong đó, ưu tiên đảm bảo cung cấp điện ổn định cho các phụ tải quan trọng như bệnh viện, thông tin liên lạc, trạm bơm tiêu úng…

EVN và các Tổng công ty thành viên phải duy trì trực ban 24/24, theo dõi sát diễn biến thời tiết, tăng cường kiểm tra hành lang tuyến điện, đặc biệt là ở các khu vực xung yếu.

Các nhà máy điện được yêu cầu đảm bảo dự trữ nhiên liệu như than, khí, dầu để sẵn sàng vận hành trong điều kiện bất thường; các đơn vị truyền tải và phân phối điện cần chuẩn bị đầy đủ vật tư, thiết bị, nhân lực để khắc phục sự cố nhanh nhất có thể nếu có thiệt hại xảy ra.

Về phía các hồ thủy điện, Bộ Công Thương yêu cầu chủ đập thực hiện nghiêm quy trình vận hành liên hồ chứa, phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tại địa phương trong việc điều tiết lũ, xả nước và thông báo kịp thời đến người dân vùng hạ du. Việc đảm bảo an toàn đập, hồ chứa và hạ tầng năng lượng là ưu tiên hàng đầu trong bối cảnh mưa lớn có thể kéo dài.

Bộ cũng chỉ đạo Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các đơn vị liên quan kiểm tra hệ thống hầm lò, kho bãi, bảo vệ các công trình trọng yếu, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người lao động và thiết bị sản xuất. Việc chuẩn bị đầy đủ phương tiện, hậu cần, nhân lực, thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ” là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các đơn vị.

Xem chi tiết công điện khẩn: cong-dien-khan-bct.pdf

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Chưa có tiền lệ thực hiện chống lãng phí

GD&TĐ - Đến thời điểm này, cả nước có 2.981 dự án tồn đọng, kéo dài nhiều năm do các vướng mắc về pháp lý liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai, quy hoạch… với giá trị, nguồn lực rất lớn, gây lãng phí.

Đều đặn hàng ngày từ 19h30 đến 22h30 các học viên gác lại công việc để đến lớp học.

Gieo hy vọng giữa núi rừng Bản Ca

GD&TĐ - Giữa núi rừng thôn Bản Ca, xã Nghĩa Tá (Thái Nguyên), tiếng đánh vần, đọc chữ của các học viên vang lên giữa không gian yên tĩnh của bản làng.