Hàng loạt doanh nghiệp ở Vĩnh Phúc bị bêu tên vì nợ thuế

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Đây là những doanh nghiệp tiếp tục chây ỳ tiền nợ thuế và các khoản phải nộp khác sau khi có quyết định cưỡng chế của cơ quan quản lý thuế.

Dự án của Công ty TNHH MTV Tiến Mạnh Lai Châu tại Vĩnh Phúc.
Dự án của Công ty TNHH MTV Tiến Mạnh Lai Châu tại Vĩnh Phúc.

Cưỡng chế nợ thuế là một trong những biện pháp được Tổng cục thuế áp dụng để xử lý tình trạng nợ thuế có khả năng thu hồi theo quy định của Luật Quản lý Thuế.

Tại Vĩnh Phúc, hàng tháng cơ quan quản lý thuế đều ra quyết định về việc Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại tổ chức tín dụng.

Nguồn tin từ Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đối với những doanh nghiệp chậm nộp tiền nợ thuế và các khoản phải nộp khác thuộc ngân sách Nhà nước thì cơ quan quản lý thuế sẽ ra quyết định cưỡng chế. Sau khi có quyết định cưỡng chế mà doanh nghiệp vẫn cố tình chây ỳ thì Cục Thuế sẽ công tên của doanh nghiệp nợ thuế trên cổng thông tin điện tử của Ngành.

Được biết, cuối năm 2022, Chi Cục Thuế huyện Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc cũng công khai danh sách của 313 người nộp thuế còn nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước (tính đến ngày 30/11/2022) với số tiền là gần 64 tỷ đồng. Trong đó, một số doanh nghiệp nợ thuế và các khoản phải thu khác với số tiền lớn như: Công ty TNHH Du lịch Dịch vụ Tam Đảo với số tiền hơn 16 tỷ đồng, Công ty TNHH TH BONBON với số tiền hơn 11 tỷ đồng, Công ty TNHH MTV Tiến Mạnh Lai Châu với số tiền hơn 2 tỷ đồng…

Trước đó, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc cũng thực hiện công khai thông tin 127 người nộp thuế còn nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước với số tiền là hơn 194 tỷ đồng. Trong đó, Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Dệt May Vĩnh Phúc có tổng số tiền thuế nợ trên sổ theo dõi nợ thuế đến 31/10/2022 là trên 25 tỷ đồng. Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Phát Triển Nông Thôn Vĩnh Phúc với hơn 6,5 tỷ đồng…

Lý do công khai: vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều 100 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và điểm g khoản 1 Điều 29 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Ảnh minh họa.

Cân nhắc khi học trung cấp y

GD&TĐ - Bộ Y tế thông báo không cấp giấy phép hành nghề đối với y sĩ trình độ trung cấp sau ngày 31/12/2026.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Trường Toản (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ). Ảnh NTCC

Hiểu đúng về giai đoạn tiền Tiểu học

GD&TĐ - Nhiều gia đình tìm các lớp học tiền tiểu học nhằm học trước kiến thức mà quên việc quan trọng là trang bị tâm thế, kỹ năng để bắt nhịp với cấp học mới.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.