Trong cuộc sống này, dù muốn dù không thì cũng đôi lần bạn sẽ được hỏi mượn tiền. Và từ chối là việc vô cùng khó khăn, nhưng có những người dù bạn biết rằng cho mượn sẽ mất thì cũng không cam lòng tí nào.
Vậy làm sao để cho người mượn tiền tự giác trả nợ?
Theo lời dạy của một bậc cao nhân, có cách để bạn có thể từ chối được việc cho vay tiền mà vẫn không làm mất lòng người mượn. Đó là hãy nói với họ những điều này:
Trong cuộc sống này việc khó nhất chính là vay nợ.
Bạn hãy đứng ở vị trí người đi vay và nhớ lấy điều này: Người cho bạn vay nợ hay giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn là người vô cùng đáng quý, nhất là ở xã hội bây giờ, con người ta chỉ biết sống cho mình.
Vì vậy, gặp người sẵn sàng giúp đỡ mình lúc khó khăn thì phải luôn ghi nhớ, trân trọng cả đời.
Người cho bạn mượn tiền khi cần chưa hẳn là người ta dư dả, nhưng vì tình nghĩa, người ta sẵn lòng giúp đỡ thí chủ vào lúc khốn đốn.
Vật mà bạn mượn không đơn giản là tiền, nó là sự tin tưởng, là tấm lòng trân quý của người cho mượn đến bạn.
Hãy lấy đó là động lực để đầu tư đúng đắn vào tương lai, đừng nghĩ người ta giàu có cho mình vay vài đồng thì có xá gì mà tiêu hoang phí, không tính toán.
Một lần bất tín vạn lần bất tin, đừng bao giờ quỵt tiền nợ dù bạn có khó khăn đến nhường nào đi nữa.
Vì như vậy không những đánh mất mối lương duyên tốt đẹp mà còn tự đạp giá trị bản thân xuống vũng bùn.
Tình cảm bạn bè là thứ quý giá, tìm được người sẵn lòng giúp đỡ ta khi khó khăn lại càng đáng phải trân quý hơn.
5 cách đòi nợ ‘đỉnh cao’ hiệu quả lập tức
1. Thường xuyên quan tâm “con nợ”
Giữ liên lạc thường xuyên với người vay là một trong cách rất thông minh, tinh tế. Việc hỏi han, quan tâm tới những chuyện đời thường, những khó khăn vất vả của “con nợ” sẽ rất hữu hiệu để việc đòi nợ trở nên dễ dàng hơn. Khi nói chuyện hàng ngày, 2 bên sẽ gần gũi, không có khoảng cách giữa người cho vay với người vay mà ngại ngùng, khó xử khi nhắc tới khoản tiền đó.
Đồng thời, khi cho vay tiền nên tìm hiểu kĩ xem họ vay khoản đó để làm gì. Nếu để xây nhà thì có thể thỉnh thoảng hỏi thăm nhà xây đến đâu rồi, còn thiếu gì nữa không? Nếu khoản tiền để chữa bệnh thì hỏi thăm sức khỏe… Từ đó, bên vay sẽ luôn nhớ đến khoản nợ mà có trách nhiệm trả nợ cho mình.
2. Gợi ý chia nhỏ khoản nợ
Nếu cảm thấy người vay khó khăn, không có khả năng trả nợ trong một lần thì hãy thương lượng, gọi ý cho họ chia nhỏ khoản tiền đó ra để trả. Mỗi tháng trả một ít, trước sau gì cũng hết. Hình thức trả nợ này hơi lắt nhắt và mất công nhưng nó lại là cách tốt nhất để thu hồi đủ tiền mà vẫn giúp đỡ được bạn/ người thân của mình.
3. Hẹn ngày trả nợ và nhắc nhở
Dù bất kể là cho ai vay tiền, dù có giấy tờ hay không thì cũng nên hẹn rõ ngày trả nợ. Đến đúng ngày mà không thấy thì phải nhắc nhở, hỏi han ngay. Hãy chủ động nhắn tin, gọi điện để “nhắc khéo” đối tượng. Ví dụ: “Bạn ơi, hôm nay mình bận không gặp bạn nhận tiền được thì mình gửi số tài khoản bạn chuyển giúp mình nhé!”. Hay như: “Nay bạn có ở A, B, C không? mình tiện qua đó thì cho mình xin khoản tiền hôm trước cho bạn vay nhé!”
Với cách đòi nợ khéo léo như này thì chẳng ai nỡ không trả tiền đúng hạn đâu.
4. Trình bày hoàn cảnh
Một tuyệt chiêu đòi nợ vừa khôn ngoan vừa hiệu quả đó là trình bày hoàn cảnh của bản thân. Nếu đã quá hạn trả nợ, hãy chủ động nhắn tin cho người đó và nói rằng mình đang rất kẹt, mình cần khoản đó để giải quyết khó khăn, để làm việc này việc kia… Bằng giọng kể gấp gáp, đáng thương, chắc chắn “con nợ” cũng sẽ cảm thấy hổ thẹn và trả lại bạn ngay lập tức.
5. Thẳng thắn và kiên quyết trong việc đòi nợ
Nếu đã dùng đủ mọi cách, nói đủ lời ngọt nhẹ rồi mà vẫn không thu hồi được số tiền của mình thì phải thẳng thắn và kiên quyết. Hãy chia sẻ rằng bản thân mình không muốn tình cảm đôi bên bị chia cắt bởi khoản vay này, do đó, nếu muốn giữ tình bạn/ tình thân thì hãy tôn trọng nhau và trả nợ đầy đủ.