Cho trẻ quyền lựa chọn

0:00 / 0:00
0:00
GD&TĐ - Học trực tuyến không còn là giải pháp tạm thời để thích ứng với dịch bệnh mà trở thành xu hướng bổ trợ cho dạy học trực tiếp hiện nay.
Ảnh minh họa ITN.
Ảnh minh họa ITN.

Với ưu điểm có thể dạy - học ở mọi nơi, mọi lúc cùng các thiết bị kết nối để việc học tập được cá thể hóa, dạy học trực tuyến đã trở nên phổ biến. Nhiều phụ huynh tại thành phố lớn không có điều kiện đưa đón con hoặc học sinh ở xa trung tâm đã chọn giải pháp học online.

GS.TS Trần Văn Nam, nguyên Giám đốc ĐH Đà Nẵng cho rằng, công nghệ trong Giáo dục như AI, ML, Blockchain… sẽ mang lại thành công lớn trong việc giải quyết những thiếu sót đang ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục hiện nay ở Việt Nam.

Việc khuyến khích các công ty khởi nghiệp EdTech để tạo ra giải pháp sáng tạo không chỉ hỗ trợ cho tình trạng “bình thường mới” - học tập ở nhà thời kỳ hậu Covid mà còn thúc đẩy khả năng tiếp cận và cung cấp chất lượng giáo dục bình đẳng cho các đối tượng không phân biệt giàu nghèo hay vị trí địa lý.

Nở rộ trong hình thức học trực tuyến phải kể đến các khóa học tiếng Anh online với nhiều nền tảng, chương trình đa dạng. Mức học phí phù hợp với trẻ mầm non, tiểu học... Nhiều phụ huynh chọn chương trình gia sư tiếng Anh online với lý do con không mất thời gian di chuyển; chương trình học được cá nhân hóa. Đặc biệt, phụ huynh có thể tham gia để nắm được mức độ tiếp thu cùng những phản ứng của con khi học “face to face” một - một với giáo viên bản ngữ…

Tuy nhiên, quá trình học online gần như được cá thể hóa, trên một không gian học tập khác hẳn với lớp học truyền thống nên tâm lý học tập cũng có nhiều điểm khác biệt, dễ bị phân tâm hơn. Với việc học trực tuyến, nếu người học không có định hướng rõ ràng, thiếu sự tư vấn, phương pháp học tập chưa phù hợp, khó đạt kết quả như mong muốn.

Nhiều phụ huynh đang dựa vào tâm lý tiếp nhận và sự thuận lợi của bản thân khi quyết định chọn hình thức gia sư trực tuyến cho con. Trong khi đó, tâm lý chung của học sinh tiểu học và cả THCS là khó có thể tập trung liên tục trong khoảng 1 giờ đồng hồ. Dù là nhân vật chính nhưng trong nhiều trường hợp, trẻ lại không được lựa chọn và bị ép buộc học, nhất là học thêm.

Dạy và học tiếng Anh trực tuyến vươn lên như một hình mẫu học tập không giới hạn trong tương lai. Hệ sinh thái giáo dục với xu thế công nghệ thông tin được bổ sung thêm một hình thức học tập mới. Tuy nhiên, nói như GS.TS Trần Văn Nam thì “chuyển đổi số” không phải là cây đũa thần để giải quyết mọi vấn đề giáo dục chúng ta đang gặp phải.

Những cốt lõi của giáo dục vẫn còn nguyên giá trị, tài nguyên cũ vẫn hiện diện, hiệu quả, được thử nghiệm và chứng minh tính đúng đắn! Hình ảnh thầy/cô viết bảng và bụi phấn rơi rơi vẫn là điều đáng trân trọng của Giáo dục Việt Nam với bao thế hệ đã qua và cả mai sau...

Ảnh minh họa ITN.

Dấu mốc quan trọng

GD&TĐ - Với Kỳ thi tốt nghiệp THPT, năm 2024 sẽ là dấu mốc quan trọng - Kỳ thi tốt nghiệp THPT cuối cùng theo Chương trình GDPT 2006.
Minh họa/INT

Đừng quấn cỏ nhựa cho trụ điện!

GD&TĐ - Dư luận đang bàn tán về việc UBND Quận 5 (TPHCM) cho người đi quấn cỏ nhựa cho toàn bộ trụ điện trên địa bàn nhằm ngăn chặn bôi bẩn.
Ảnh minh họa ITN.

Xuất khẩu giáo dục

GD&TĐ - Những năm gần đây, Việt Nam có chuyển động tích cực về thu hút sinh viên quốc tế.
Minh họa/INT

Thực trạng day dứt...

GD&TĐ - Dù bảo hiểm xã hội đóng vai trò rất quan trọng nhưng tình trạng rút một lần gia tăng, dẫn đến mức độ bao phủ an sinh ngày càng thu hẹp.
Ảnh minh họa ITN.

Thay đổi thói quen

GD&TĐ - Không bắt học sinh trả bài đầu giờ theo kiểu “gọi bất chợt, hỏi bất chợt” là yêu cầu được Giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM Nguyễn Văn Hiếu đưa ra.
Minh họa/INT

Lộ ra sau đám cháy

GD&TĐ - Cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội đang tiến hành kiểm tra toàn diện về thực trạng của các chung cư và khách sạn mini trên địa bàn.
Ảnh minh họa ITN.

Đốc thúc người học

GD&TĐ - Kiểm tra tiếng Anh đầu vào là công việc thường niên của các trường đại học với tân sinh viên.
Minh họa/INT

Chữ tín trong mua bán nông sản

GD&TĐ - Dự kiến trong năm 2023 này, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng cả nước đạt trên 1,6 tỷ USD, chiếm khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.
Ảnh minh họa ITN.

Đến hẹn lại lo…

GD&TĐ - “Lạm thu” đầu năm học không phải là câu chuyện mới nhưng luôn thời sự và trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Ảnh minh họa ITN.

Bỏ thói quen cũ

GD&TĐ - Thay đổi vai trò, quan niệm về sách giáo khoa là một trong những điểm mới quan trọng với Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Minh họa/INT

Sắp đến ngày gỡ thẻ vàng

GD&TĐ - Không chỉ dừng lại ở châu Âu mà sắp tới, thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ cũng sẽ áp dụng các quy định như châu Âu.
Minh họa/INT

Một dấu mốc lịch sử

GD&TĐ - Ngày 10/9/2023, Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức tuyên bố nâng cấp quan hệ lên thành Đối tác chiến lược toàn diện.
Ảnh minh họa ITN.

Chủ động thích ứng

GD&TĐ - Năm học 2024 - 2025, Chương trình GDPT 2018 sẽ “phủ” hết các lớp ở cả 3 cấp học.
Ảnh minh họa ITN.

Từ chối vào đại học

GD&TĐ - Theo quy định của Bộ GD&ĐT, đến trước 17 giờ ngày 8/9, thí sinh trúng tuyển đợt 1 hoàn tất xác nhận nhập học.