Chính phủ nhất trí giữ nguyên 3 mức đánh giá tín nhiệm

Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cân nhắc quy định “người có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì UBTV Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm ngay tại kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm”.

Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu đánh giá tín nhiệm chiều 10/6/2013. Ảnh tư liệu
Các đại biểu Quốc hội bỏ phiếu đánh giá tín nhiệm chiều 10/6/2013. Ảnh tư liệu

Đó là nội dung góp ý bằng văn bản của Chính phủ cho dự thảo nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

Chính phủ nêu ra một số lí do cho đề nghị cân nhắc nói trên, trong đó cho rằng không phù hợp với giải thích từ ngữ lấy phiếu tín nhiệm là hoạt động “thăm dò mức độ tín nhiệm..., để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ”, cũng như mục đích lấy phiếu tín nhiệm là giúp người được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phân đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; đồng thời, không bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo công tác cán bộ.

Về thực tiễn, theo Chính phủ, quy định này khó khả thi, nhất là việc bố trí cán bộ kịp thời thay thế trong trường hợp nếu kết quả bỏ phiếu tín nhiệm là không được tín nhiệm.

Chính phủ nhất trí với phương án giữ nguyên 3 mức “Tín nhiệm cao”, “Tín nhiệm” và “Tín nhiệm thấp”.

Văn bản góp ý trên cũng cho biết vấn đề lấy phiếu tín nhiệm đã được thảo luận nhiều lần và cuối cùng đã không được quy định vào Hiến pháp năm 2013; nội dung này cũng chưa được quy định trong các luật về tổ chức, hoạt động của Quốc hội, HĐND các cấp. Ngược lại, chế định bỏ phiếu tín nhiệm lại được quy định từ lâu, nhất quán trong các bản Hiến pháp và các luật nêu trên. Tuy nhiên, chế định này trên thực tế hầu như chưa phát huy tác dụng.

Do vậy, trong góp ý của mình, Chính phủ cũng nhất trí với Ủy ban Thường vụ Quốc hội kế thừa quy định về lấy phiếu tín nhiệm trước đây, nay được quy định trong dự thảo nghị quyết, nhưng không quy định kết quả lấy phiếu tín nhiệm là căn cứ trực tiếp để thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm nhằm phù hợp với mục đích của lấy phiếu tín nhiệm là ‘làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ”…

Trong khi đó, báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ về dự thảo nghị quyết đã phản ánh: về thời hạn, thời điểm lấy tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, có 37 ý kiến tán thành với dự thảo nghị quyết (mỗi nhiệm kỳ lấy phiếu một lần vào giữa nhiệm kỳ, năm thứ ba); trong khi có 52 ý kiến đề nghị lấy phiếu 2 lần trong mỗi nhiệm kỳ.

Tương tự, tổng hợp trên cũng phản ánh về mức đánh giá tín nhiệm, có 48 ý kiến đề nghị quy định 3 mức tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp; 32 ý kiến đề nghị chỉ quy định hai mức: Tín nhiệm và không tín nhiệm và 11 ý kiến đề nghị hai mức: tín nhiệm và tín nhiệm thấp.

Chiều mai 13/6, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết nói trên.

Theo tuoitre.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.