Chiêm ngưỡng những luồng ánh sáng kỳ lạ của Bắc cực quang

Đèn đường ở hầu khắp các khu vực tại thủ đô Reykjavik của Iceland đã được tắt vào 22h tối 29/9 để người dân có thể chiêm ngưỡng những luồng ánh sáng kỳ lạ của Bắc cực quang.

Chiêm ngưỡng những luồng ánh sáng kỳ lạ của Bắc cực quang

Người dân cũng được khuyến khích tắt cả đèn trong nhà, theo tờ Iceland Monitor.

Người dân ở Iceland có thể chiêm ngưỡng Bắc cực quang diễn ra trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau. Hiện tượng này là do hoạt động của các hạt mang năng lượng mặt trời khi bầu trời trong sáng, tạo ra những luồng sáng đẹp một cách kỳ lạ.

Chiem nguong nhung luong anh sang ky la cua Bac cuc quang - Anh 1

Bắc cực quang được thấy trên bầu trời Iceland. (Nguồn: CNN)

Các luồng Bắc cực quang được tạo ra khi các hạt tích điện từ Mặt Trời va chạm với bầu khí quyển của trái đất ở cực Bắc và Nam. Các hạt tích điện tương tác với không khí, tạo ra những luồng sáng đầy màu sắc.

Nhiều người đã đăng tải những hình ảnh ngoạn mục họ chụp được lên các mạng xã hội.

Chiem nguong nhung luong anh sang ky la cua Bac cuc quang - Anh 2

Một hình ảnh Bắc cực quang do người dân ghi lại. (Nguồn: Time)

Trong thiên văn học, cực quang là một hiện tượng quang học đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió Mặt Trời với tầng khí quyển bên trên của hành tinh. Các cực quang mạnh nhất thường diễn ra sau sự phun trào hàng loạt của Mặt Trời. Các dải sáng này liên tục chuyển động và thay đổi làm cho chúng trông giống như những dải lụa màu trên bầu trời. Đây có thể coi là một trong những hình ảnh đẹp của tự nhiên.

Trên Trái Đất, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh, các cực quang được sinh ra do tương tác của các hạt trong gió Mặt Trời với từ trường của hành tinh, và vì thế chúng hiện ra rõ nét nhất ở các vĩ độ cao gần các cực từ. Vì lý do này, cực quang thường diễn ra ở Bắc bán cầu Trái Đất (được gọi là Bắc cực quang), hay ánh sáng Bắc cực; và ở Nam bán cầu (gọi là Nam cực quang).

Theo Infonet

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ