Chiêm ngưỡng nhật thực hình khuyên kỳ thú trên bầu trời Argentina

Ngày 26/2, người dân Argentina đã có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú nhật thực hình khuyên, xảy ra khi Mặt ​Trời che lấp Mặt ​Trăng và chỉ để lại vầng sáng xung quanh như vòng lửa.

Chiêm ngưỡng nhật thực hình khuyên kỳ thú trên bầu trời Argentina
Chiem nguong nhat thuc hinh khuyen ky thu tren bau troi Argentina - Anh 1

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/ TTXVN)

Ngày 26/2, người dân Argentina đã có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng thiên nhiên kỳ thú nhật thực hình khuyên, xảy ra khi Mặt Trời che lấp Mặt Trăng và chỉ để lại vầng sáng xung quanh như vòng lửa trên bầu trời.

Tại Argentina, phía Nam thành phố Esquel thuộc tỉnh Chubut là điểm quan sát rõ nhất hiện tượng này.

Nhật thực bắt đầu vào lúc 9 giờ 30 (giờ địa phương) và cho đến giữa trưa, khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời thẳng hàng.

Theo các nhà thiên văn học, khoảng cách Trái Đất, Mặt Trời và Mặt Trăng không cố định và có quỹ đạo hình elip.

Trái Đất nằm ở điểm rất gần Mặt Trời trong khi Mặt Trăng ở điểm xa Trái Đất. Mặt Trăng và Mặt Trời có dạng hai hình tròn đồng tâm, nhưng Mặt Trăng nhỏ hơn nhiều nên không thể che kín Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất và do vậy tạo nên hiện tượng nhật thực hình khuyên trên bầu trời.

Ngoài Argentina, người dân tại khu vực phía Nam Chile cũng có cơ hội chiêm ngưỡng nhật thực hình khuyên trong khi tại Uruguay, Paraguay, Bolivia, phía Nam Brazil và Peru, Nam Cực, phía Đông Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và nhiều nơi tại châu Phi chỉ có thể xem nhật thực một phần.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân không nên quan sát nhật thực trực tiếp bằng mắt thường mà nên đeo kính bảo vệ để tránh các bức xạ phát ra có thể gây mù vĩnh viễn.

Hầu hết các nhật thực là một phần, nhưng khi Mặt Trăng gần Trái Đất sẽ gây ra hiện tượng nhật thực toàn phần.

Hầu như nhật thực xảy ra giống hệt nhau sau 18 năm và 11 ngày. Nhật thực tiếp theo trong năm 2017 sẽ xảy ra vào 21/8 tới.

Trước đó, những người yêu thiên văn tại các nước Nam Mỹ, phía đông Canada, Thái Bình Dương, châu Âu, châu Phi và Tây Á đã chiêm ngưỡng hiện tượng nguyệt thực vào ngày 11/2 vừa qua./.

Theo VietnamPlus

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ