Chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị” gần Hồ Gươm

Không chỉ nắm giữ kỷ lục về độ lớn, chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị” ở Hà Nội nằm ngay trước Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam (số 16 Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm) còn được coi là một kiệt tác và là nơi lưu giữ kỷ niệm của người Hà Nội theo năm tháng.

Chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị này” nằm bên bãi giữ xe của Nhà hát nghệ thuật đương đại Việt Nam, mặt hướng ra Hồ Gươm.
Chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị này” nằm bên bãi giữ xe của Nhà hát nghệ thuật đương đại Việt Nam, mặt hướng ra Hồ Gươm.

Dạo quanh khu vực Hồ Gươm – nơi được coi là trái tim của Hà Nội, biết bao nhiêu dấu ấn lịch sử của đất nước như Tháp Rùa, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc, tháp Hòa Phong, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục… như níu chân tất cả mọi người ở lại.

Rồi, trong muôn vàn câu chuyện quanh Hồ Gươm như chuyện về cây lộc vừng 9 gốc dâng trọn hai mùa hoa rực rỡ trong năm, chuyện về những quả mõ có nhựa dính chuồn chuồn…, chuyện về chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị” ở Hà Nội trước cửa Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam (số 16, Lê Thái Tổ) thì chắc chắn ít người biết đến dù đã có lần chọn nó làm nơi nghỉ chân.

Sự tồn tại về mặt thời gian của chiếc ghế đá này có lẽ chẳng ai trong số người dân phố còn nhớ chính xác. “Vào những năm 70 của thế kỷ trước, thời kỳ giặc Mỹ đánh phá miền Bắc ác liệt, tôi và mấy anh em cùng khu phố thường ra Hồ Gươm mò cua bắt ốc. 

Lội chán dưới hồ thì lên bờ, ra chiếc ghế đá này nằm nghỉ. Trước đây, ở khu vực này có nhiều ghế đá như thế lắm nhưng nay chỉ còn lại duy nhất một chiếc" - cụ Nguyễn Thế Vân (85 tuổi, trú tại phường Hàng Trống) nhớ lại. 

Cũng theo họa sĩ Hà Huy - một người gốc ở phường Hàng Bạc, kể lại: "Cách đây vài chục năm, thời chúng tôi còn cởi trần, vận quần đùi mỗi trưa hè đi bắt nòng nọc ven hồ, chúng tôi vẫn thường chọn chỗ này nghỉ chân. Vài ba đứa nhóc vừa ngồi vừa nằm trên ghế mà vẫn chưa hết chỗ. Cả bờ Hồ cũng chỉ duy nhất ở vườn hoa trước cửa khách sạn Phú Gia là có cái ghế to như thế.” Tìm hiểu thêm về xuất xứ, tuổi đời của chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị” ở Hà Nội này, ông Trần Văn Hà (63 tuổi), 25 năm sửa xe đạp cạnh ghế đá này, chia sẻ: “Ngày xưa, tôi có nghe ông nội tôi kể lại, chiếc ghế đá này nằm trong hệ thống các công trình được xây từ thời Pháp. Người ta xây nhà xong đặt luôn ghế đá để các công chức mỗi lần giải lao ra đây ngồi nghỉ ngơi, hóng mát”. Nhiều người ước chứng, chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị” ở Hà Nội này có tuổi đời khoảng 100 năm tuổi. Và nó được đánh giá là một trong những kiệt tác do con người chế tạo với kỹ thuật rất thô sơ, là chiếc ghế đá lớn nhất và lâu năm nhất, nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm cùng với những ký ức khó phai trong lòng người dân Hà Nội.
Chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị” gần Hồ Gươm ảnh 1Chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị” gần Hồ Gươm ảnh 2Chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị” gần Hồ Gươm ảnh 3Chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị” gần Hồ Gươm ảnh 4Chiếc ghế đá “độc nhất vô nhị” gần Hồ Gươm ảnh 5
Theo Kênh 14

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.