Chia sẻ tài liệu lưu trữ là cách bảo tồn tốt nhất

GD&TĐ - Tài liệu lưu trữ chỉ thực sự có giá trị khi được chia sẻ để mọi người cùng biết đến giá trị lịch sử - đó là cách bảo tồn di sản hữu hiệu nhất.

Chia sẻ tài liệu lưu trữ là cách bảo tồn tốt nhất

Sáng 24/2, tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I đã diễn ra buổi Tọa đàm “Chia sẻ ký ức - Phát huy di sản”, với sự tham gia đông đảo các nhà nghiên cứu, nhà sưu tầm và những người đam mê di sản.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Đặng Thanh Tùng - Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước cho rằng: “Thông tin chỉ có giá trị khi được chia sẻ với cộng đồng, trên phạm vi rộng nhất có thể. Mong rằng trong tương lai gần, cộng đồng xã hội sẽ được chứng kiến, được hưởng lợi ích chung từ việc chia sẻ rộng rãi giá trị tài liệu lưu trữ”.

Tọa đàm đã thu hút đông đảo giới bảo tồn và các nhà sưu tầm.

Tọa đàm đã thu hút đông đảo giới bảo tồn và các nhà sưu tầm.

Theo Nhà sử học Dương Trung Quốc: “Chia sẻ là cách bảo tồn bền vững nhất” và “Chia sẻ là tích hợp - tích hợp để trở thành tài sản chung phục vụ cộng đồng”.

Tại buổi tọa đàm, bà Trần Thị Mai Hương - Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia I cho biết: “Phát huy giá trị tài liệu là nhiệm vụ đặc biệt. Với đặc thù tài liệu cổ bằng tiếng Pháp, Hán Nôm, người quan tâm tài liệu lưu trữ gặp không ít khó khăn về rào cản ngôn ngữ, nhưng bằng nhiều cách khác nhau, đơn vị đã đưa tài liệu đến gần hơn với công chúng, được công chúng đón nhận”.

Ông Lê Xuân Kiêu – Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám chia sẻ tại buổi tọa đàm.
Ông Lê Xuân Kiêu – Giám đốc Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám chia sẻ tại buổi tọa đàm.

Trong thời gian qua, nhiều người lưu trữ ở khắp nơi đã đến với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I để chia sẻ tài liệu, tư liệu quý. Họ tin tưởng gửi gắm di sản vào trung tâm, điển hình như triển lãm “Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử”, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I đã dành một không gian triển lãm cho ký ức của các cá nhân với cây cầu và đó cũng chính là một phần quan trọng làm nên thành công của triển lãm.

Ông Nguyễn Phi Dũng - nhà sưu tầm báo chí chia sẻ tại buổi tọa đàm.
Ông Nguyễn Phi Dũng - nhà sưu tầm báo chí chia sẻ tại buổi tọa đàm.

Buổi tọa đàm đã thu hút được đông đảo người quan tâm trao đổi xung quanh các vấn đề: Kinh nghiệm chia sẻ ký ức qua triển lãm Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử. Đồng thời cũng đề cập các vấn đề xung quanh thực trạng việc chia sẻ tài liệu của các cá nhân (sở hữu hoặc sưu tầm) với các cơ quan lưu trữ hiện nay.

Giới bảo tồn cũng đánh giá và chia sẻ kinh nghiệm của các đơn vị, cá nhân nhằm nâng cao ý thức phát huy giá trị di sản trong cộng đồng, đề xuất các giải pháp trong thời gian tới để làm sao cộng đồng có trách nhiệm hơn với các di sản.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

MIT miễn học phí cho sinh viên đến từ gia đình thu nhập thấp.

MIT miễn học phí cho sinh viên

GD&TĐ - Từ học kỳ mùa Thu năm 2025, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), sẽ miễn học phí cho sinh viên thuộc gia đình có thu nhập dưới 200 nghìn USD.

Người bệnh nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở. Ảnh: BVCC

Nhồi máu cơ tim sau tập thể hình

GD&TĐ - Các bác sĩ Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện E đã cứu sống một nam thanh niên (32 tuổi) nhập viện do nhồi máu cơ tim cấp.

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.