Chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị và giáo dục Đại học

GD&TĐ - Ngày 17/3 ĐH Huế tổ chức Hội nghị các mô hình quản trị đại học trong môi trường giáo dục đại học (GDĐH) hiện nay. 
Hội nghị có sự tham dự của các giáo sư đến từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Hội nghị có sự tham dự của các giáo sư đến từ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
Chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị và giáo dục Đại học ảnh 1Chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị và giáo dục Đại học ảnh 2Chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị và giáo dục Đại học ảnh 3

Tham dự có GS Nguyễn Minh Thuyết - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cùng các giáo sư đến từ Đại học Quốc gia TPHCM, Đại học Quốc gia Hà Nội. Hội nghị tập trung thảo luận về 2 vấn đề: Mô hình và tự chủ đại học; Các tiếp cận khác trong quản trị đại học. 

Đến bao giờ ĐH vùng được xóa bỏ rào cản?

Trong quá trình xây dựng và phát triển của mình, ĐH Huế xác định việc đổi mới phương thức quản lý, quản trị trong GDĐH nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn đặt ra.

Đây là hội nghị quan trọng mục đích tạo ra diễn đàn để mọi người cùng trao đổi, thảo luận và tiến đến xây dựng các chiến lược phát triển giáo dục ĐH với mục tiêu là thúc đẩy giáo dục Việt Nam phát triển. Trên cơ sở đó mỗi trường có thể vận dụng linh hoạt trong quá trình vận hành mô hình quản lý tại đơn vị mình.

Trong tham luận Quản trị đại học 2 cấp – những vấn đề thực tiễn từ Đại học Huế" PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn - Giám đốc ĐH  Huế - nêu ra mô hình đại học 2 cấp ở Việt Nam; Khái quát về sự hình thành và phát triển ĐH Huế.

Chỉ rõ những tồn tại khó khăn và bất cập lớn khi phải điều hành một mô hình đại học 2 cấp, PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn nhấn mạnh: Thực tế cho thấy các Khoa trực thuộc của các Đại học Quốc gia và Đại học Vùng là tiền thân của các Trường Đại học đã được thành lập...

Có thể nói cơ chế quản lý và phân cấp cho Đại học Huế không khác nhiều so với các Đại học trọng điểm khác, đây là khó khăn bất cập lớn khi phải điều hành một mô hình đại học 2 cấp quy mô lớn như hiện nay. Thực tế thì các Trường Đại học thành viên của Đại học vùng do Thủ tướng quyết định thành lập, có quy mô ngày càng lớn.

Nếu quan niệm phân cấp cho các Trường Đại học thành viên ngang bằng với các trường Đại học bên ngoài Đại học Vùng, thì Đại học Vùng quản lý theo mô hình gì? Liên hiệp các trường ĐH hay như Văn phòng đại diện của Bộ tại khu vực?

Đây là vấn đề mâu thuẫn nội tại bên trong các Đại học Vùng, mâu thuẫn giữa quản lý tập trung với tư cách là một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh vực với đòi hỏi phải phân cấp ngày càng nhiều hơn cho các Trường Đại học thành viên.

Ở phần trình bày về phân luồng và phân tầng trong hệ thống giáo dục quốc dân nước ta, GS Lâm Quang Thiệp - Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD&ĐT) - chỉ rõ:

Thực tế là Nhà nước đã quy định cho một số loại trường ĐH các sứ mạng và chức năng khác nhau, tức là đã “phân tầng”. Tuy nhiên việc sắp xếp các trường nói trên chưa theo những tiêu chí cụ thể mà chỉ là kiểu “ban phát”, và quy định về vị trí của chúng trong hệ thống GD ĐH quốc gia cũng chưa gắn với các ưu tiên đầy đủ về điều kiện để đảm bảo vị trí đó, và cũng không có yêu cầu cụ thể về nghĩa vụ và trách nhiệm của chúng đối với toàn hệ thống.

Do chi phí đơn vị để đào tạo của các trường đó quá thấp, cho nên trong một thời gian dài các trường “trọng điểm” cấp quốc gia vẫn tranh thủ mở rộng quy mô đào tạo đại học, thậm chí cả đối với hệ không chính quy, để nâng cao thu nhập.

Xu hướng đó làm cho các trường này, một mặt xao nhãng làm giảm chất lượng thực hiện các sứ mạng và chức năng được quy định, mặt khác lấn sân tuyển sinh của các trường ở các tầng thấp. 

Tự chủ về cơ bản vẫn là yếu tố con người

Bàn về vấn đề tự chủ của các trường ĐH, GS Nguyễn Minh Thuyết đã chỉ rõ tự chủ ĐH bao gồm 4 khía cạnh: Tự chủ về tổ chức; Tự chủ về tài chính; Tự chủ về nhân sự; Tự chủ về học thuật.

GS Thuyết đã đưa ra một vài kinh nghiệm nước ngoài rất ấn tượng. Ở Hoa Kỳ, các trường ĐH có quyền tự chủ rất cao. Trong cuộc khảo sát toàn cầu về GDĐH năm 2006, tạp chí The Economist cho là sự thành công của GDĐH Hoa Kỳ có phần do vai trò có giới hạn của Chính phủ và do mức độ tiếp cận cao với các nguồn tài chính.

Ở Vương quốc Anh, một trường ĐH công lập nổi tiếng là Imperial College London xác định mục tiêu của nhà trường là “đem lại những hướng dẫn chuyên ngành với chất lượng cao nhất trong việc đào tạo, giáo dục, nghiên cứu trong khoa học kỹ thuật và y khoa.”...

Trong lúc đó ở Việt Nam, từ năm 2005, quyền tự chủ của trường ĐH đã được Luật Giáo dục ghi nhận với nội dung tương tự quan niệm của các nước phát triển:

Trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo điều lệ nhà trường trong các hoạt động sau đây:

Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo. Xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp văn bằng.

Tổ chức bộ máy nhà trường; tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ nhà giáo, cán bộ, nhân viên... Tuy nhiên, có thể các nhà lập pháp chưa hiểu hết chiều sâu của những quy định này và các nhà quản lý chưa sẵn sàng thực hiện chúng.

Trong các trường ĐH hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, chỉ có trường ĐH vốn đầu tư nước ngoài được quyền tự chủ rộng rãi nhất. Tiếp theo là ĐH quốc gia.

Luật dành hẳn một điều quy định về tổ chức này: “Đại học quốc gia có quyền chủ động cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy”.

Trong số các trường còn lại, những trường ở tầng cao, thứ hạng cao được hưởng “cơ chế quản lý đặc thù”, có nghĩa là được quyền tự chủ cao hơn.

Còn các trường ĐH tư thục, cũng giống như doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực kinh tế, tuy được quyền tự chủ rộng rãi hơn nhưng điều kiện thực hiện quyền tự chủ lại hạn chế hơn do không được hoặc ít được tiếp cận với các nguồn lực của Nhà nước.

Quyền tự chủ của trường ĐH đã được thừa nhận từ gần 10 năm nay nhưng chưa tạo ra chuyển biến đáng kể, một phần do những vướng mắc về cơ chế nhưng một phần quan trọng khác là do các trường chưa đủ năng lực và thiếu sự sẵn sàng.

Tỉnh Yên Bái đã áp dụng hình thức biệt phái để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên tiếng Anh. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN

Giáo viên tiếng Anh vất vả 'chạy sô'

GD&TĐ - Ở một số địa phương, do thiếu GV tiếng Anh nên nhiều thầy, cô phải “chạy sô” dạy học liên trường, liên cấp để đảm bảo đủ số tiết theo yêu cầu…