Chia sẻ kinh nghiệm GD trong tình trạng khẩn cấp

Chia sẻ kinh nghiệm GD trong tình trạng khẩn cấp

(GD&TĐ) - Sáng nay ngày 28/9, tại Hà Nội đã tổ chức Hội thảo Chia sẻ kinh nghiệm GD trong tình trạng khẩn cấp. Đến dự có Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển; bà Lotta Sylwander, Trưởng đại diện UNICEF; ông Phạm Sinh Huy, Giám đốc Tổ chức Cứu trợ trẻ em Việt Nam (SC); bà Tzvetomira Loub, Điều phối viên Tiêu chuẩn tối thiểu- Liên minh GD trong tình trạng khẩn cấp, cùng các vị khách trong nước và quốc tế…vv.

Mục đích Hội thảo quốc tế lần này nhằm chia sẻ kinh nghiệm, từ đó tăng cường hơn nữa công tác chuẩn bị dự phòng, ứng phó và khắc phục thảm họa cho ngành GD Việt Nam trong trường hợp khẩn cấp, thông qua việc nâng cao hiệu quả điều phối và năng lực của ngành nhằm đảm bảo duy trì học tập và đảm bảo có chất lượng GD trong những trường hợp xảy ra thảm họa.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại Hội thảo
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển phát biểu tại Hội thảo

Trong bài diễn văn khai mạc, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh: Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu (BĐKH), điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và thiên tai. Tác động của các tình trạng khẩn cấp và thiên tai đặc biệt nghiêm trọng đối với nhóm dân số có hoàn cảnh khó khăn như người nghèo, người già, phụ nữ và trẻ em, người thiều số và khuyết tật. Tăng cường GD để phòng chống, thích ứng và giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với BĐKH là nhiệm vụ chiến lược của các quốc gia. Ngành GD Việt Nam với đội ngũ đông đảo gần 30 triệu người, nếu được trang bị hiểu biết, kiến thức sẽ trở thành lực lượng hùng hậu nhất, xung kích  nhất trong việc thực hiện chiến lược phòng chống, thích ứng, giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với BĐKH .

Chính phủ Việt Nam và Bộ GD-ĐT đã ban hành nhiều văn bản luật liên quan.đồng thời triển khai nhiều hoạt động hợp tác với các đối tác quốc tế trong việc thực hiện chiến lược giảm thiểu rủi ro, phòng và chống thiên tai cũng như BĐKH, phối hợp chặt chẽ với UNICEF, Liên minh GD trong tình trạng khẩn cấp, Seve The Children… để tiến tới mục tiêu: Xây dựng, đề xuất các tiêu chuẩn GD tối thiểu; Xây dựng bộ công cụ đánh giá và thí điểm tại các trường cũng như Chương trình tập huấn hiệu trưởng để giải quyết và lồng ghép công tác ứng phó thiên tai, BĐKH vào các hoạt động nhà trường.

Tại hội thảo, ông Nguyễn Thanh Phương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chia sẻ: Ở Việt Nam, mỗi năm thiên tai, bão lũ làm chết khoảng 400 người, bị thường hàng nghìn người và tài sản thiệt hại trên 300 triệu USD, tương đương 1-1,3%GDP. Cũng tại hội thảo nhiều đại biểu đã trình bày báo cáo tham luận quan trọng như: Áp dụng tiêu chuẩn tối thiểu phòng chống, ứng phó, phục hồi của INEE trên khắp thế giới; GD tình trạng khẩn cấp ở Việt Nam và giảm thiểu rủi ro thảm họa ở cấp nhà trường…vv.

Các đại biểu tham dự
Các đại biểu tham dự

Cục trưởng Cục CSVC, Thiết bị trường học và đồ chơi trẻ em Phạm Hùng Anh cũng khẳnh định: Việc điều phối của Bộ GD-ĐT Việt nam đuwocj trình bày trong kế hoạch, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng Vụ. Chính phủ cũng đã có qui định từng Bộ, Ngành có kế hoạch hoạt động, hoàn toàn không có sự chồng chéo giữa các Bộ, Ngành.

Từ năm 2011-2013, Bộ GD-ĐT sẽ đảm bảo lồng ghép các hoạt động GD liên quan đến chuẩn bị dự phòng, ứng phó và khắc phục thiên tai vào chiến lược 10 năm của Chính phủ, kế hoạch 5 năm và hàng năm của Ngành GD. Bộ sẽ hỗ trợ các địa phương xây dựng kế hoạch chuẩn bị dự phòng khẩn cấp vào nội dung kế hoạch chuẩn bị dự phòng thiên tai và GD trong trường hợp khẩn cấp; theo dõi, giám sát việc thực hiện kế hoạch; xây dựng và triển khai chiến lược nâng cao năng lực cho các cán bộ quản lý giáo dục cấp Trung ương, bao gồm việc xây dựng và phát triển tài liệu Quốc gia chuẩn về nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật cho các tỉnh.

Việt Hoa

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Binh sĩ NATO trong một cuộc tập trận tại Estonia.

Trung tâm mới của NATO

GD&TĐ - Bulgaria chuẩn bị xây dựng một khu phức hợp cơ sở vật chất để làm nơi đóng quân cho một lữ đoàn NATO đa quốc gia gồm 3.000 quân nhân.