Chia sẻ kiến thức và kỹ năng để bảo đảm an toàn thông tin trên mạng

GD&TĐ - Các chuyên gia chia sẻ kiến thức và kỹ năng, để bảo vệ người dân, khách hàng trước thực trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng.

Hội nghị “Bảo vệ người dân, khách hàng trước thực trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng”.
Hội nghị “Bảo vệ người dân, khách hàng trước thực trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng”.

Ngày 22/10, tại TP Đà Nẵng, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị “Bảo vệ người dân, khách hàng trước thực trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng”.

Hội nghị với sự tham gia của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đại diện một số ngân hàng, tổ chức tài chính, tổ chức bảo hiểm, doanh nghiệp viễn thông lớn; các công ty nền tảng mạng xã hội; một số đơn vị chuyên trách, doanh nghiệp an toàn thông tin như: Cục Công nghệ thông tin, Ngân hàng Nhà nước, Công ty An ninh mạng Viettel, Công ty Verichains và các Doanh nghiệp phát triển nền tảng đồng hành trong các chiến dịch tuyên truyền phòng chống lừa đảo trực tuyến: Công ty TikTok Việt Nam, Ngân hàng Nam Á, Team chống lừa đảo.

Hội nghị là cơ hội cho các cơ quan, tổ chức được chia sẻ thông tin, kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực, mang tới bức tranh toàn diện về các thách thức và giải pháp trong việc phòng, chống lừa đảo trực tuyến, qua đó thúc đẩy chuyển đổi số mạnh mẽ.

Với chủ đề “Bảo vệ người dân, khách hàng trước thực trạng lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng”, chương trình hội nghị bao gồm 4 chuyên đề thảo luận: Đấu trí với lừa đảo trực tuyến 4.0; Giải pháp bảo vệ lớp mạng trước các nội dung xấu độc, lừa đảo trực tuyến; Giải pháp an toàn trong giao dịch trực tuyến nhằm bảo vệ khách hàng và nguy cơ chiếm đoạt tài sản và tiền của người dùng thông qua tấn công ứng dụng Ngân hàng di động.

img-1664-8884-4027.jpeg
Ông Trần Quang Hưng - Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại Hội nghị.

Tại hội nghị, Cục An toàn thông tin cũng chỉ rõ, bên cạnh các giải pháp kỹ thuật, việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và kỹ năng nhằm trang bị cho mỗi cá nhân những kiến thức và kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng là yếu tố then chốt giúp tạo dựng một không gian mạng Việt Nam an toàn, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội số một cách bền vững.

Ông Trần Quang Hưng - Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng, công nghệ số phát triển cùng với đó kéo theo nguy cơ về lừa đảo trực tuyến. Lừa đảo trực tuyến đang diễn ra hiện hữu trước mắt không chỉ ở Việt Nam và trên phạm vi toàn thế giới.

Ông Hưng nhấn mạnh, để chống lừa đảo có nhiều cách thức, tuy nhiên An toàn thông tin khởi đầu là nhận thức, cần triển khai các chiến dịch tuyên truyền hướng tới từng nhóm đối tượng để tuyên truyền đúng và trúng, và đây là nhiệm vụ thường xuyên phải thực hiện.

Cũng trong khuôn khổ hội nghị, nhằm tăng cường nhận thức và trang bị kiến thức cho đa dạng đối tượng người dùng về phòng chống lừa đảo trên không gian mạng; Hưởng ứng chiến dịch “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng” do Bộ Thông tin và Truyền thông phát động vào ngày 10/10 vừa qua, Cục An toàn thông tin và TikTok Việt Nam tổ chức Lễ phát động Giải thưởng KOLs có các video, content viral về hướng dẫn kỹ năng phòng chống lừa đảo trực tuyến.

img-1760-8781-5131.jpg
Hội nghị nhằm chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao nhận thức đảm bảo an toàn thông tin mạng.

Theo đó, chiến dịch diễn ra từ ngày 22/10 đến ngày 22/11 năm 2024, chiến dịch khuyến khích người dùng tham gia sáng tạo, đăng tải video kèm hashtag #luadaotructuyen #Congkgmqg #Vaccineso dựa trên 2 chủ đề chính: Tình huống về các hình thức lừa đảo trực tuyến phổ biến và Kỹ năng phòng chống lừa đảo trực tuyến. Mỗi video hưởng ứng chiến dịch cần gắn thẻ tài khoản TikTok chính thức của Cổng không gian mạng quốc gia (@congkgmqg).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Viêm quanh móng - chín mé

GD&TĐ - Đầu ngón tay hoặc đầu ngón chân có một loại bệnh lý thường gặp mang tên viêm quanh móng hay còn gọi là chín mé.

Binh sĩ Israel tại Gaza.

Israel đang bị mắc kẹt

GD&TĐ - Thứ Ba tuần tới đánh dấu 15 tháng kể từ cuộc xung đột Trung Đông do Hamas tấn công Israel và cuộc ném bom và xâm lược của Israel vào Dải Gaza.