Chia sẻ kiến thức lãnh đạo chiến lược về các vấn đề khu vực công

GD&TĐ - Khóa học “Chứng chỉ lãnh đạo chiến lược về các vấn đề khu vực công và quốc tế” nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo cốt lõi cho các nhà quản lý.

Bốn trụ cột chính có tác động lớn trong lãnh đạo khu vực công

Chương trình học tập trung vào bốn trụ cột chính có tác động lớn trong lãnh đạo khu vực công: lãnh đạo với tầm nhìn địa phương và toàn cầu, tăng trưởng phát triển bền vững với bảo vệ môi trường, lãnh đạo trong kỷ nguyên số và lãnh đạo vì sự hòa nhập xã hội - những yếu tố phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Quy hoạch tổng thể quốc gia và các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp quốc.

Theo TS Nguyễn Đăng Quế, PGĐ Học viện Hành chính và quản trị công, sau khi tham gia khóa học đã có cái nhìn sâu sắc hơn về hành động thực tiễn trong phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, về những cơ hội và thách thức trong tương lai để người lãnh đạo cần có những quyết sách phù hợp.

Những kiến thức liên quan đến “lãnh đạo trong kỷ nguyên số” thu hút được sự quan tâm lớn của học viên, bởi đây là một chủ đề mang tính thời sự, khám phá những thách thức và cơ hội mà công nghệ số mang lại cho lãnh đạo khu vực công, bao gồm các khía cạnh như lãnh đạo từ xa, quản lý dữ liệu lớn, an ninh mạng và tận dụng công nghệ để cung cấp dịch vụ công tốt hơn.

Khả năng quản lý chuyển đổi kỹ thuật số và khai thác công nghệ để thúc đẩy đổi mới và lãnh đạo trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng.

anh-1.jpg
Bà Renee Deschamps - Phó Đại sứ Australia tại Việt Nam.

PGS.TS Phạm Đức Kiên, PGĐ Học viện Chính trị khu vực III cho biết: “Sự kết hợp giữa các chủ đề mang lý thuyết nền tảng và các vấn đề thời sự, như lãnh đạo trong kỷ nguyên số và phát triển bền vững, cùng với nghiên cứu, khảo sát thực tiễn tại một số cơ sở kinh tế và chính quyền địa phương thực sự rất bổ ích cho những người làm quản lý”.

Làm thế nào để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững trong khi vẫn đảm bảo việc bảo vệ môi trường?

Các học viên đã được trang bị kiến ​​thức để cân bằng giữa phát triển kinh tế và trách nhiệm bảo vệ sinh thái, phát triển năng lượng tái tạo, sự cần thiết của việc xây dựng khung chính sách và quy định để phát triển bền vững; Việc tận dụng các thế mạnh của khu vực kết hợp với sự hỗ trợ từ quốc gia để thúc đẩy sự phát triển bền vững ở cả khu vực và quốc gia, thúc đẩy sự phát triển toàn diện và công bằng cho tất cả các cộng đồng..

ThS. Lê Thị Phà Ca, PGĐ Sở Văn hoá và Thể thao tỉnh Kiên Giang cho biết: “Chúng tôi đã hiểu rõ những thách thức và và cơ hội trong khu vực quản trị công; Xu hướng tương lai trong quản trị công.

Chuyến thăm hợp tác xã chế biến thủy sản theo hướng phát triển bền vững cho tôi những kiến thức thực tế về việc phát triển bền vững trong khai thác thủy sản, bảo vệ môi trường sinh thái. Chắc chắn tôi sẽ áp dụng vào công việc của mình”.

anh-2.jpg
Các học viên đã xây dựng và trình bày 16 sáng kiến dự án thực tiễn tại nơi làm việc.

Cùng tìm kiếm các giải pháp, chính sách thúc đẩy phát triển bền vững

Thông qua các hoạt động tập huấn chuyên sâu và tham quan thực tế tại Việt Nam và Australia, các học viên, các chuyên gia, lãnh đạo điều hành cấp cao từ cả khu vực công và tư của hai nước đã cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng mạng lưới xã hội và vốn xã hội toàn cầu, quốc gia và khu vực.

PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền chia sẻ: “Không chỉ được tiếp cận kiến thức hiện đại về quản trị, chuyển đổi số, bình đẳng giới, lãnh đạo chiến lược, tôi còn có cơ hội gặp gỡ, trao đổi với các chuyên gia, giảng viên, lãnh đạo cao cấp của Chính phủ Australia và các tổ chức uy tín.

Những trải nghiệm thực tế tại các cơ sở giáo dục, doanh nghiệp và cơ quan công quyền của Australia đã giúp tôi mở rộng tầm nhìn, tiếp thu nhiều mô hình hay, cách làm hiệu quả để có thể vận dụng vào công tác lãnh đạo, quản lý tại Việt Nam”.

Theo Giáo sư XiaoTian Zhang, Phó Hiệu trưởng phụ trách Hợp tác quốc tế, Đại học Curtin: "Khi cùng nhau hợp tác, chúng ta sẽ tạo nên sự khác biệt cho con người và môi trường sống của chúng ta".

Trong khuôn khổ khóa học, các học viên đã xây dựng và trình bày 16 sáng kiến dự án thực tiễn tại nơi làm việc phù hợp với các lĩnh vực trọng tâm của chương trình, có thể ứng dụng ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế, nhằm tạo ra những thay đổi có ý nghĩa và có thể đo lường được trong khu vực công.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Loài chim ăn thịt Titanis từng sống tại Bắc Mỹ.

Loài chim có thể to đến mức nào?

GD&TĐ - Trong lịch sử Trái đất, khủng long đã đạt những kích thước khổng lồ nhưng loài chim, hậu duệ của chúng, lại có kích thước khá khiêm tốn.

Xuân Sơn có thể trở lại tập luyện vào tháng 6 tới.

Xuân Son sắp trở lại tập luyện

GD&TĐ - Tiền đạo của Thép xanh Nam Định sẽ trở lại tập luyện với trái bóng từ tháng 6/2025, sau gần 6 tháng điều trị chấn thương gãy chân ở ASEAN Cup 2024.