Chỉ tiêu biên chế giáo viên mầm non bảo đảm định mức quy định

GD&TĐ - Cử tri tỉnh Đắk Lắk đề nghị:

Ảnh minh họa/INT
Ảnh minh họa/INT

Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ xem xét sửa đổi Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGĐT-BNV ngày 16/3/2015 quy định danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập phù hợp với tình hình mới. 

Về vấn đề này, Bộ GD&ĐT cho biết: Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/3/2015 của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ quy định khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập được triển khai thực hiện trong 5 năm vừa qua. 

Các quy định này cơ bản bảo đảm hiệu quả hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non cũng như phát huy năng suất lao động của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên. Việc ban hành các quy định này đã quán triệt tinh thần chuẩn hóa, nâng cao chất lượng đội ngũ và thực hiện nghiêm túc các chủ trương của Đảng và Nhà nước về tinh giản, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả biên chế. Tuy nhiên, một số địa phương khi giao chỉ tiêu biên chế chưa bảo đảm định mức quy định, việc sắp xếp bố trí đội ngũ trong các cơ sở giáo dục mầm non chưa thực sự hợp lý dẫn đến “quá tải” đối với giáo viên mầm non. 

Bộ GD&ĐT đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Lắk kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh giao đủ biên chế, rà soát, sắp xếp đội ngũ giáo viên, nhân viên trong các cơ sở giáo dục mầm non hợp lý để bảo đảm thực hiện đúng quy định hiện hành và nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Tiếp thu kiến nghị của cử tri, cùng với việc tiến hành xây dựng, sửa đổi chương trình giáo dục mầm non hiện hành, Bộ GD&ĐT tiến hành rà soát, nghiên cứu chế độ làm việc của giáo viên mầm non để làm cơ sở sửa đổi các quy định định mức giáo viên mầm non phù hợp với tình hình mới.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Chiếc xe đưa đón học sinh bị lật khiến nhiều người bị thương.

Lật xe đưa đón học sinh ở Gia Lai

GD&TĐ - Xe chở khoảng 20 học sinh các trường THCS và THPT ở Gia Lai bị lật khiến nhiều em bị thương được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Khi thấy con đổ lỗi, cha mẹ cần đồng hành giúp con hình thành kỹ năng nhận trách nhiệm. Ảnh: Hoàng Toàn.

Dạy trẻ biết nhận lỗi, không đổ thừa

GD&TĐ - Trong hành trình trưởng thành của con trẻ, việc mắc sai lầm là điều không thể tránh khỏi. Việc dạy trẻ tự nhận lỗi, không đổ thừa cho người khác sẽ ảnh hưởng đến nhận thức đúng và sai của trẻ sau này.