Chỉ rõ những ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016 – 2020

GD&TĐ - Theo Phê duyệt ngành, nghề trọng điểm và trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các địa phương, có 134 ngành, nghề trọng điểm ở các cấp độ thuộc trường cao đẳng, trung cấp công lập.  

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức lựa chọn, phê duyệt ngành, nghề trọng điểm và trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức lựa chọn, phê duyệt ngành, nghề trọng điểm và trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến năm 2025

Cụ thể: Với các trường cao đẳng, trung cấp công lập, có 62 ngành, nghề cấp độ Quốc tế; 93 ngành, nghề cấp độ Khu vực ASEAN và 134 ngành, nghề cấp độ quốc gia;

Có 412 trường được lựa chọn các ngành nghề trọng điểm với 1.504 lượt ngành, nghề trọng tại 6 vùng: Vùng trung du miền núi phía Bắc có 65 trường; Vùng Đồng bằng sông Hồng 130 trường; Vùng Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung có 97 trường; Vùng Tây nguyên có 16 trường; Vùng Đông Nam bộ có 50 trường và Vùng Đồng bằng sông Cửu long có 53 trường.

Đối với các trường cao đẳng, trung cấp tư thục, trường có vốn đầu tư nước ngoài và trường thuộc doanh nghiệp nhà nước đã lựa chọn 64 ngành, nghề trọng điểm ở các cấp độ (trong đó 18 ngành, nghề cấp độ Quốc tế; 28 ngành, nghề cấp độ Khu vực ASEAN và 64 ngành, nghề cấp độ quốc gia);

Về trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm: Có 50 trường được lựa chọn các ngành nghề trọng điểm với 129 lượt ngành, nghề trọng điểm tại 5 vùng, cụ thể: Vùng trung du miền núi phía Bắc có 4 trường; Vùng Đồng bằng sông Hồng 24 trường; Vùng Bắc Trung bộ, duyên hải miền Trung có 7 trường; Vùng Đông Nam bộ có 14 trường và Vùng Đồng bằng sông Cửu long có 1 trường.

Trong nội dung phê duyệt đã lựa chọn ưu tiên tại một số ngành, nghề, cụ thể:  Những nhóm ngành, nghề về công nghệ, kỹ thuật, nông nghiệp, công nghiệp.

Đặc biệt là những ngành, nghề phục vụ trực tiếp của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (thuộc các lĩnh vực như Công nghệ thông tin; Vật lý; Sinh học); các ngành, nghề phục vụ nông nghiệp công nghệ cao và các ngành, nghề gắn với chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp... 

8 nhóm lĩnh vực ngành, nghề được tự do di chuyển (gồm: nha khoa, điều dưỡng, kỹ thuật, xây dựng, kế toán, kiến trúc, khảo sát và du lịch) theo thỏa thuận trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC)...           

Các trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm: Trường được lựa chọn ngành, nghề trọng điểm là những trường có thế mạnh trong đào tạo, phù hợp với danh mục ngành, nghề trọng điểm đã được phê duyệt của Quyết định và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của vùng, địa phương.           

Việc phê duyệt danh mục ngành, nghề trọng điểm là cơ sở cho các Bộ, ngành, địa phương và các trường thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời tạo hành lang pháp lý, khuyến khích các trường hàng năm nghiên cứu, đề xuất phát triển các ngành, nghề mới...

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa: INT.

Tản văn: Trâu và Tre

GD&TĐ - Đồng lúa tựa như một tấm thảm xanh, ngả dần về màu vàng xuộm, óng ánh dưới nắng mặt trời.