Chị dâu: Hiểu rồi thì thương!

Bạn đọc đã biết đến chị Phan Hồ Điệp qua những câu chuyện dạy con dí dỏm mà sâu sắc, bài viết về chị dâu của mình trên facebook mới đây khiến nhiều người càng thêm ngưỡng mộ mẹ "thần đồng" Đỗ Nhật Nam.

Chị dâu: Hiểu rồi thì thương!

Hồi chị mới về làm dâu nhà mình, khi ấy mình đúng là còn “trẻ người non dạ”. Vốn coi anh trai như thần tượng, giờ thấy có người đến nhà, tối ngày thì thầm chuyện to chuyện nhỏ, rồi rủ anh đi chơi, rồi đi mua sắm, mình thấy chị đúng là “chen ngang”.

Nên có đôi lần cũng cự nự với chị. Nhưng chỉ vậy thôi, không to tiếng mà cũng không quý mến nhiều.

Rồi mình đi lấy chồng. Tất cả những gì xảy ra trong cuộc sống gia đình mới khiến mình hiểu thế nào là làm vợ, là làm dâu con, là mang nặng đẻ đau. Hiểu rồi thì thương chị.

Ở xa xôi nên hai chị em chẳng mấy khi có dịp gặp nhau. Nhưng lúc nào cũng nhớ thương nhau, cũng lo cho nhau.

Thi thoảng chị lại nhắn tin: Điệp ơi, em nhớ phải khỏe đấy nhé!

Phan Hồ Điệp: Cuộc đời lạ thế. Có những người nói với mình một trăm nghìn câu ngọt ngào, mình không thấy rung động mấy. Có những người chỉ hỏi vài ba câu mà ngọt thốn tận tim gan.

Chỉ có đúng một dòng thôi nhưng mình coi dòng chữ đó đầy đủ sức nặng của tình yêu thương. 

Cuộc đời lạ thế. Có những người nói với mình một trăm nghìn câu ngọt ngào, mình không thấy rung động mấy. Có những người chỉ hỏi vài ba câu mà ngọt thốn tận tim gan.

Vì mình biết, câu chữ chỉ “nặng” khi chở trong đó những ân tình.

Cũng từ chị, mình hiểu giá trị của một gia đình khi có thêm “dâu”. Không sinh không dưỡng nhưng họ đến ở đó, gắn bó phần đời của mình, cùng lo cùng thương cho hết thảy mọi người trong nhà. Có lẽ vì thế mà bố mình, luôn luôn, nhấn mạnh một cách đầy tự hào: Cuộc đời này, bố mẹ có 6 người con. Cả 6 đứa đều là khúc ruột của bố mẹ nên bố mẹ đều thương như nhau, thương bằng nhau, không phân biệt dâu rể.

Anh trai mình học giỏi, thành đạt nhưng việc nhà thì vụng về hết biết. Anh cũng hiền lành đến tê dại. Ở với anh, mình đoán khổ sở nhất là phải…đi tìm đồ. Vì anh sẽ cất biến mọi đồ đạc trong tầm mắt. Sáng nào cũng thấy chị dâu mình náo loạn: Đôi giày của em đâu rồi? Cái ô của em đâu rồi? Cái túi của em đâu rồi?... Hỏi thế thôi nhưng chị sẽ xất bất xang bang đi tìm. Vì anh mình đã kịp nhét vào một góc nào đó khuất nẻo và sau khi cất xong thì đã kịp quên mất là vừa cất ở đâu.

Thế nhưng anh chị chưa một lần to tiếng. Cô giúp việc nói, làm cho nhà anh chị gần chục năm chưa thấy to tiếng lần nào. Lạ thật.

Mình tin, chắc bởi có những mối lương duyên đã đưa chị đến với nhà mình. Và chị ở đó, âu yếm, mến thương, lo âu, hy vọng, khổ đau, thấp thỏm, gian nan…

Giờ chị em mình vẫn cách xa như thế.

Trong những đêm nghĩ về chị, thương chị, lo cho chị, mình hay tự thì thầm: Chị ơi, chị nhớ phải khỏe đấy nhé!

Chị gái của em!

Theo giadinhvietnam.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.