Chỉ bàn làm…

GD&TĐ - Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, GDP đã tăng trưởng khoảng 6,4% trong gần 40 năm Đổi mới.

Minh họa/INT
Minh họa/INT

Phát biểu tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương thực hiện kết luận của Trung ương, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ về tăng trưởng kinh tế ngày 21/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, tăng trưởng GDP là yếu tố quan trọng nhất với việc thực hiện 2 mục tiêu chiến lược: Tới năm 2030, 100 năm thành lập Đảng, là nước đang phát triển, công nghiệp hiện đại, có thu nhập trung bình cao; năm 2045, 100 năm thành lập nước, là nước phát triển, thu nhập cao.

Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, GDP đã tăng trưởng khoảng 6,4% trong gần 40 năm Đổi mới. Năm 2024, quy mô GDP đạt trên 470 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 4.700 USD. Nếu tăng trưởng GDP ở mức khoảng 7% mỗi năm sẽ rất khó đạt 2 mục tiêu 100 năm.

Như vậy, trong 2 thập kỷ tới cần tăng tốc bứt phá mới có thể đạt mục tiêu chiến lược đề ra. Bởi vậy, theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, không còn cách nào khác là phải duy trì tăng trưởng cao, bền vững liên tục trong thời gian từ nay tới 2045.

Chỉ có như vậy mới vượt qua được bẫy thu nhập trung bình và vươn lên, đạt được các mục tiêu chiến lược, thực hiện khát vọng trong kỷ nguyên mới, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, nhân dân ngày càng ấm no và hạnh phúc.

Yêu cầu tăng trưởng kinh tế cao, bền vững luôn được đặt ra và trong thực hiện luôn có cả thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Thời cơ, thuận lợi, như ý kiến của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương là nước ta đang có tới 8 động lực tăng trưởng.

Động lực đầu tiên là những thành tựu của đất nước, các ngành, lĩnh vực, địa phương sau 40 năm Đổi mới. Tiếp đó là việc áp dụng sáng tạo các bài học kinh nghiệm đã được Trung ương, Chính phủ tổng kết, rút ra trong công tác chỉ đạo, điều hành tăng trưởng, nhất là trong năm 2024.

Là tư duy mới, cách làm mới, thể chế mới, đột phá và các chính sách, giải pháp linh hoạt, đồng bộ, sáng tạo trong triển khai thực hiện. Là việc hoàn thành sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh, gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Ngoài ra còn có các động lực tăng trưởng truyền thống về đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu; khai thác hiệu quả các hành lang kinh tế, không gian, động lực phát triển mới từ các dự án hạ tầng chiến lược, các thị trường xuất khẩu mới, tiềm năng.

Bên cạnh đó, việc Quốc hội cho phép điều chỉnh các chỉ tiêu lạm phát, bội chi ngân sách Nhà nước, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài... đã tạo điều kiện để đẩy mạnh các chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ tăng trưởng…

Khó khăn, thách thức là vẫn đang tồn tại không ít những điểm nghẽn về thể chế, về cơ sở hạ tầng và những yếu tố bất ổn khó đoán định từ bên ngoài. Cho nên, để cả nước có thể đạt mức tăng trưởng trên 8%, tất cả các bộ ngành, địa phương, các lĩnh vực phải tăng trưởng trên 8% chứ không thể chỉ có một vài địa phương, một vài bộ ngành, một vài doanh nghiệp tăng trưởng cao rồi kéo cả nước lên, điều này là rất khó - Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý.

Ngoài ra, cần tiếp tục hoàn thiện thể chế bởi đây là “đột phá của đột phá” và nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thi hành pháp luật. Bảo đảm tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh cải cách hành chính, chuyển đổi số.

Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng, tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới. Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm 2025 đạt tối thiểu 95%...

Năm nay, Nghị quyết của Quốc hội bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên đã được thông qua nhằm tạo đà, tạo thế, tạo lực cho những năm tới tăng trưởng 2 con số.

Nên như khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính là khi Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ thống nhất, Quốc hội đồng tình, Nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ có bàn làm, không bàn lùi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nguyễn Trọng Hoàng đại diện cho tân cử nhân, kỹ sư Trường Đại học Bách khoa phát biểu trong lễ tốt nghiệp tháng 11/2024. Ảnh: N.Q

Chàng thủ khoa 'toàn năng'

GD&TĐ - Nguyễn Trọng Hoàng - cử nhân chuyên ngành Hệ thống Mạch - Phần cứng tốt nghiệp thủ khoa Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TPHCM) năm 2024 với điểm trung bình 9,1...