“Chết đuối trên cạn” – Hiểm họa cha mẹ nên biết

Tuy không phổ biến như đuối nước bình thường nhưng “chết đuối trên cạn” cũng rất nguy hiểm, gây ra nhiều thương vong của trẻ em do tai nạn liên quan đến nước mỗi năm.

“Chết đuối trên cạn” – Hiểm họa cha mẹ nên biết
Vì triệu chứng không xuất hiện ngay lập tức nên nhiều người không biết làm thế nào để xác định “chết đuối trên cạn” hoặc phải làm gì nếu nó xảy ra. Dưới đây là tất cả những gì cha mẹ cần biết về mối hiểm họa đáng sợ ở hồ bơi này.
“Chết đuối trên cạn” là gì?

“Chết đuối trên cạn” xảy ra khi bé suýt chết đuối nhưng may mắn được cứu, cơ thể tưởng không sao, trở lại bình thường, nhưng thực chất một lượng nước uống trong lần chết hụt đó vẫn đang tích tụ trong phổi... 

Chất lỏng này tiếp tục tích tụ trong phổi sau khi nạn nhân được cứu lên và gây ra tình trạng khó thở hoặc không thể thở được. Không giống như chết đuối bình thường, triệu chứng của “chết đuối trên cạn” không xuất hiện ngay lập tức. 

Nạn nhân vẫn có thể thở được với lượng nước ít trong phổi, và nghĩ rằng mình đã loại bỏ hết nước ra khỏi cơ thể. Trên thực tế, lượng nước đọng trong phổi có thể lấp khoảng trống chứa ôxy của phổi và làm giảm khả năng ôxy hóa máu khi nó đi qua. 

Tim lúc đầu cũng không bị làm chậm nên nạn nhân vẫn đi bộ và nói chuyện được. Thậm chí trong một số trường hợp, “chết đuối trên cạn” có thể xảy ra 72 giờ sau khi nạn nhân gặp vấn đề. 

Ngoài việc lấp đầy phổi với chất lỏng, “chết đuối trên cạn” còn khiến cơ thể tiếp xúc với các hóa chất nếu môi trường nước là một hồ bơi hay bồn tắm nước nóng...

Triệu chứng của "chết đuối trên cạn"
Bạn hãy chú ý những dấu hiệu sau đây để nhận biết “chết đuối trên cạn”:
- Khó thở
- Ho dữ dội
- Mệt lả hoặc mệt mỏi một cách bất thường
- Hành vi bất thường liên quan đến chức năng não, chẳng hạn như nói lắp hoặc thiếu nhận thức.
Cha mẹ nên làm gì?
Nếu con của bạn biểu hiện một trong bất kỳ triệu chứng nào ở trên, hãy gọi ngay điện thoại cấp cứu hoặc đưa con đến một bệnh viện gần nhất để kiểm tra. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình hình mà con bạn có phải ở lại bệnh viện qua đêm để theo dõi hay không.
Biện pháp ngăn chặn

Cũng như nhiều tai nạn trong mùa hè, “chết đuối trên cạn” là một tai nạn có thể xảy ra cho bất kỳ ai. Bằng cách đăng ký cho con bạn một khóa học bơi sẽ giúp bé tìm hiểu được những phòng chống an toàn khi bơi, cũng như được chuẩn bị tốt hơn để đối phó trong môi trường nước. 

Khi con đang ở trong hồ bơi, đừng phó mặc sự an toàn của con cho nhân viên cứu hộ. Việc luôn theo sát và để mắt đến con cũng sẽ tạo ra rất nhiều khác biệt.

Theo afamily.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.