Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Độc giả hỏi về quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông.

Minh họa/INT
Minh họa/INT

Tôi là giáo viên dạy THPT. Theo quy định, số tiết dạy là 17/1 tuần (35 tuần). Trường tôi tính 37 tuần/năm học. Do đó, khi tính thừa giờ tôi bị mất 34 tiết. Vậy, trường tôi tính có đúng với quy định hiện hành hay không? Trương Thanh Thuận (truongthuan***@gmail.com)

* Trả lời:

Tại Khoản 1 Điều 6 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông (Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT), có nêu: Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể: Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên THCS là 19 tiết, giáo viên THPT là 17 tiết.

Khoản 2 Điều 5 Quy định trên có nêu, thời gian làm việc của giáo viên THCS và THPT trong năm học là 42 tuần, trong đó: 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học; 3 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ; 1 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới và 1 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Ngoài ra, theo Thông tư số: 15/2017/TT-BGDĐT ngày 9/6/2017 của Bộ GD&ĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế làm việc đối với giáo viên phổ thông, nhiệm vụ của giáo viên thực hiện theo quy định tại Điều lệ trường tiểu học, Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quy chế tổ chức và hoạt động của trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú, trường chuyên, trường dự bị đại học.

Thời gian nghỉ hè hằng năm của giáo viên là 2 tháng (bao gồm cả nghỉ hằng năm theo quy định của Bộ luật Lao động), được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).

Bạn có thể căn cứ vào các quy định nêu trên để đối chiếu với trường hợp cụ thể của mình. Lưu ý, theo quy định của Thông tư liên tịch 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC, chỉ thanh toán tiền lương dạy thêm giờ ở đơn vị hoặc bộ môn thiếu số lượng nhà giáo do cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đơn vị hoặc bộ môn không thiếu nhà giáo thì chỉ được thanh toán tiền lương dạy thêm giờ khi có nhà giáo nghỉ ốm, nghỉ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc đi học tập, bồi dưỡng, tham gia đoàn kiểm tra, thanh tra và tham gia những công việc khác (đi làm nhiệm vụ khác) do cấp có thẩm quyền phân công, điều động phải bố trí nhà giáo khác dạy thay.

Mọi ý kiến thắc mắc về chế độ chính sách đối với nhà giáo, bạn đọc gửi về chuyên mục: Hộp thư bạn đọc - Báo Giáo dục & Thời đại: 15, Hai Bà Trưng (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Email: bandocgdtd@gmail.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiểu lầm là một trong những nguyên nhân chính hủy hoại hôn nhân. (Ảnh: ITN).

'Kẻ thù giấu mặt' phá hoại hôn nhân

GD&TĐ - Hôn nhân, sự kết hợp giữa tình yêu và sự cam kết thường phải đối mặt với những thách thức có thể làm suy yếu sự ổn định của nó.