Chế độ chính sách đối với viên chức đã nghỉ hưu thực hiện ký hợp đồng vụ việc

GD&TĐ - Hỏi: Tôi là giáo viên vừa nhận quyết định về nghỉ hưu. Tuy nhiên do thiếu nhân sự nên nhà trường vẫn muốn trưng dụng tôi ở lại để làm việc. Nếu tôi đồng ý thì tôi có được hưởng các quyền lợi như một viên chức hay không?

Chế độ chính sách đối với viên chức đã nghỉ hưu thực hiện ký hợp đồng vụ việc

Nếu không thì tôi được các chế độ chính sách gì? – Nguyễn Thị Hồng Tươi (nghongtuoi@gmail.com).

* Trả lời:

Theo thư bạn viết, bạn đã có quyết định nghỉ hưu vì thế nếu bạn tiếp tục được nhà trường mời làm việc thì bạn sẽ không được hưởng các quyền lợi về chế độ chính sách như một viên chức.

Trong trường hợp này, bạn cần thỏa thuận với nhà trường thực hiện ký kết hợp đồng vụ việc.

Cụ thể theo Điều 41 Nghị định số: 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức quy định về chế độ chính sách và cơ chế quản lý đối với trường hợp viên chức đã nghỉ hưu thực hiện ký hợp đồng vụ, việc với đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

Viên chức đã nghỉ hưu ký hợp đồng vụ, việc với đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài lương hưu được hưởng theo quy định còn được hưởng khoản thù lao theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết.

Chế độ và thời gian làm việc của viên chức đã nghỉ hưu được quy định cụ thể trong hợp đồng vụ, việc ký với đơn vị sự nghiệp công lập.

Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện làm việc phục vụ hoạt động chuyên môn quy định trong hợp đồng vụ, việc, bao gồm các quyền của viên chức về hoạt động nghề nghiệp được quy định tại Khoản 1, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản 6 và Khoản 7 Điều 11 Luật Viên chức. Cụ thể như sau:

- Được pháp luật bảo vệ trong hoạt động nghề nghiệp.

- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ.

- Được bảo đảm trang bị, thiết bị và các điều kiện làm việc.

- Được cung cấp thông tin liên quan đến công việc hoặc nhiệm vụ được giao.

- Được quyết định vấn đề mang tính chuyên môn gắn với công việc hoặc nhiệm vụ được giao.

- Được quyền từ chối thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ trái với quy định của pháp luật.

- Được hưởng các quyền khác về hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiểu lầm là một trong những nguyên nhân chính hủy hoại hôn nhân. (Ảnh: ITN).

'Kẻ thù giấu mặt' phá hoại hôn nhân

GD&TĐ - Hôn nhân, sự kết hợp giữa tình yêu và sự cam kết thường phải đối mặt với những thách thức có thể làm suy yếu sự ổn định của nó.