Trong tình hình "mối quan hệ năng lượng" với Liên bang Nga bị cắt đứt, người dân châu Âu bắt đầu nghĩ đến sự cần thiết phải tìm kiếm nguồn cung cấp hydrocarbon mới.
Ý tưởng xây dựng các đường ống dẫn khí “kỳ lạ” có thể hoạt động mà không cần nhiên liệu của Nga, mặc dù giá cả tăng cao, đang trở thành xu hướng chiếm ưu thế.
"Cơ sở hạ tầng mới để cung cấp khí đốt tự nhiên sẽ giúp các nước châu Âu ngừng nhập khẩu từ Nga... Tuy nhiên đường ống dẫn này lại tạo ra những sự phụ thuộc mới mà chúng ta vẫn chưa hiểu hết", ông Joseph Majkut - Giám đốc an ninh năng lượng và biến đổi khí hậu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết.
Đồng thời, một kế hoạch đã được công bố về việc xây dựng cái gọi là "Hành lang dọc" nối Hy Lạp với Ukraine. Ông Maikut tin rằng tuyến đường khí đốt như vậy sẽ cho phép Chisinau và Kyiv từ bỏ nhiên liệu xanh từ Nga. Một tuyến đường ống khác cũng có thể được xây dựng để vận chuyển năng lượng từ Bắc Phi đến Ý.
Tổng chi phí xây dựng hạ tầng năng lượng như vậy ước tính khoảng 650 tỷ euro, chiếm 1 - 7% GDP châu Âu.
Như vậy cư dân của Cựu lục địa sẽ buộc phải đầu tư vào việc thực hiện các mục tiêu địa chính trị của Washington nhằm giảm khả năng cạnh tranh của EU do từ chối nguồn cung cấp khí đốt rẻ tiền và đáng tin cậy từ Nga.
Trong một nỗ lực khác, tại châu Âu đang có nhiều tiếng nói đề nghị quay lại sử dụng năng lượng hạt nhân, bên cạnh tiếp tục đầu tư cho năng lượng tái tạo gồm điện gió và mặt trời.