Châu Âu vẫn âm thầm mua những hàng gì của Moscow sau trừng phạt?

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Bất chấp các lệnh trừng phạt nhằm buộc Moscow chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Ukraine, Châu Âu đang tiếp tục kinh doanh thương mại với Nga.

Châu Âu tiếp tục kinh doanh thương mại với Nga bất chấp trừng phạt.
Châu Âu tiếp tục kinh doanh thương mại với Nga bất chấp trừng phạt.

Từ khi Nga phát động chiến dịch đặc biệt ở Ukraine vào năm 2022, Liên minh Châu Âu đã áp đặt các biện pháp trừng phạt cứng rắn nhất đối với một quốc gia nước ngoài, hiện đã lên tới 10 vòng trừng phạt.

Theo EU, mục đích của các biện pháp này là cắt giảm doanh thu của Nga và hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ được sử dụng trong cuộc xung đột.

Tuy nhiên, một báo cáo của Nghị viện Châu Âu cho biết tác động của các biện pháp này sẽ không đủ mạnh, trái lại, châu Âu đã tiếp tục tham gia các kế hoạch kinh doanh thương mại với Nga.

Châu Âu - Nga vẫn tiếp tục giao thương với khối lượng hàng hóa trị giá 171 tỷ euro trong vòng 10 tháng qua.

Châu Âu - Nga vẫn tiếp tục giao thương với khối lượng hàng hóa trị giá 171 tỷ euro trong vòng 10 tháng qua.

Có nhiều lí do cho việc 27 thành viên EU vẫn tiếp tục kinh doanh với Nga. Trong đó bao gồm các cuộc vận động hành lang hay việc lo ngại các tác động tiêu cực của lệnh trừng phạt đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

Thay vì tìm cách áp đặt các biện pháp trừng phạt mới, EU hiện tập trung vào việc áp dụng những biện pháp đã có và khéo léo xử lý các tuyến đường lách luật.

Một số lựa chọn bao gồm các tuyến vận chuyển đi qua UAE, Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia, Georgia, Kazakhstan và Kyryzstan.

Dòng giao dịch thương mại Nga - EU không ngừng gia tăng

Năm 2021, Nga là đối tác thương mại lớn thứ năm của EU với giá trị trao đổi hàng hóa trị giá 258 tỷ euro, theo số liệu Ủy ban điều hành châu Âu của EU. Cụ thể, các nước EU nhập khẩu các mặt hàng chính từ Nga bao gồm nhiên liệu, gỗ, sắt thép và phân bón.

Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng Ukraine vào năm 2022, giá trị nhập khẩu của EU từ Nga đã giảm đi một nửa xuống còn khoảng 10 tỷ euro vào tháng 12/2022.

Theo dữ liệu mới nhất từ Eurostat, cơ quan thống kê của EU, tổng giá trị hàng hóa EU nhập khẩu từ Nga bắt đầu từ tháng 3 năm 2022 đến hết tháng 1 năm 2023 là 171 tỷ euro.

Đầu tiên là khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG)

EU đã trừng phạt nhập khẩu than và dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga vào năm ngoái, nhưng không trừng phạt khí đốt.

Tuy nhiên, Moscow đã cắt giảm việc vận chuyển khí đốt qua đường ống tới châu Âu kể từ khi xâm lược Ukraine, khiến EU chỉ nhận được khoảng 60% lượng khí đốt của Nga so với các năm trước.

Nhập khẩu LNG từ Bắc Cực của Nga đến Châu Âu trong các tháng 3, 4 và 5 năm 2022. (Nguồn: Trung tâm CHNL Logistics Miền Bắc)

Nhập khẩu LNG từ Bắc Cực của Nga đến Châu Âu trong các tháng 3, 4 và 5 năm 2022. (Nguồn: Trung tâm CHNL Logistics Miền Bắc)

Tuy nhiên, việc vận chuyển khí tự nhiên hóa lỏng của Nga tới châu Âu đã tăng lên kể từ sau chiến tranh, đạt số lượng 22 tỷ mét khối vào năm 2022, tăng từ 16 tỷ mét khối vào năm trước.

Dù khối lượng LNG nhỏ hơn khối lượng vận chuyển khí qua đường ống của Nga, khoảng 155 bcm mỗi năm trước tháng 3/2022, mức tăng trưởng này cũng đã khiến EU quan ngại.

Một số quốc gia EU đã yêu cầu các lựa chọn pháp lý theo luật của EU nhằm ngăn chặn nhập khẩu LNG từ Nga.

Một vấn đề gây chú ý hơn, dầu thô từ Nga vẫn chảy sang các nước châu Âu thông qua các đường ống.

Tháng 12 năm ngoái, Châu Âu đã cấm nhập khẩu dầu vận chuyển bằng đường biển từ Nga (với một vài ngoại lệ tạm thời). Nhưng trong một sự nhượng bộ đối với các nước không giáp biển, các đường ống đã được miễn trừ.

Để trả đũa, Nga đã đóng cửa đường ống Bắc Druzhba tới Ba Lan và Đức. Tuy nhiên, dầu vẫn tiếp tục chảy qua đường ống Nam Druzhba qua Ukraine đến các nhà máy lọc dầu ở Cộng hòa Séc, Slovakia và Hungary.

Thứ hai là Uranium

Hiện, EU chưa áp đặt bất kỳ biện pháp trừng phạt nào đối với ngành công nghiệp hạt nhân của Nga. Theo Eurostat, vào năm 2022, EU đã nhập khẩu các sản phẩm công nghiệp hạt nhân từ Nga trị giá gần 750 triệu euro.

Pháp nhập khẩu uranium từ Nga. Ảnh: Greenpeace

Pháp nhập khẩu uranium từ Nga. Ảnh: Greenpeace

Ngoài ra, Nga cung cấp khoảng 1/5 lượng uranium được sử dụng bởi các cơ sở của EU vào năm 2021, cũng như 1/4 lượng chuyển đổi và 1/3 dịch vụ làm giàu uranium, theo báo cáo của Cơ quan Hạt nhân EU (Euratom).

Một số báo cáo từ Tổ chức Hòa bình Xanh (Greenpeace) cho thấy, Pháp đã tăng mạnh việc nhập khẩu uranium làm giàu từ Nga bất kể cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Báo cáo đã gây ra phản ứng mạnh mẽ của Bộ Năng lượng Pháp. Cơ quan này cho biết, nếu phải tạm dừng hợp đồng uranium với Nga thì sẽ tốn kém hơn là tiếp tục thực hiện các hợp đồng đó.

Thứ ba là kim cương

Theo Eurostat, EU đã mua số kim cương trị giá 1,4 tỷ euro của Nga vào năm ngoái. Liên minh này không cấm nhập khẩu đá quý. Công ty khai thác Alrosa, do nhà nước Nga kiểm soát cũng không bị đưa vào danh sách đen.

Châu Âu mua số kim cương trị giá 1,4 tỷ euro từ Nga. Ảnh: Reuters

Châu Âu mua số kim cương trị giá 1,4 tỷ euro từ Nga. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, việc EU mua kim cương của Nga đã khiến Bỉ, nơi có trung tâm giao dịch kim cương Antwerp lớn nhất thế giới, trở nên không hài lòng.

Hiện EU, Mỹ và các nền kinh tế G7 khác đang cùng nhau làm việc trên một hệ thống truy xuất nguồn gốc để theo dõi kim cương của Nga. Tuy nhiên, một số chuyên gia đề xuất rằng cần phải bao gồm Ấn Độ - một quốc gia không nằm trong nhóm G7 - để hệ thống này có thể hoạt động hiệu quả.

Thứ tư là nhiên liệu và phân bón

Theo Eurostat, năm ngoái, EU đã nhập khẩu phân bón của Nga trị giá 2,6 tỷ euro, tăng hơn 40% so với năm 2021 do giá cả tăng và khối lượng nhập khẩu giảm.

EU đã cấm nhập khẩu kali từ Nga và Belarus. Thay vào đó, Liên minh này nhập khẩu các loại phân bón khác từ 2 thị trường lớn này: Ure.

Châu Âu từng gỡ bỏ trừng phạt Ure của Nga nhưng rồi lại cấm mặt hàng này được quá cảnh các cảng EU, Tổng thống Nga cho rằng đây là điều "không thể chấp nhận được".

Châu Âu từng gỡ bỏ trừng phạt Ure của Nga nhưng rồi lại cấm mặt hàng này được quá cảnh các cảng EU, Tổng thống Nga cho rằng đây là điều "không thể chấp nhận được".

Sean Mackle của công ty vận động hành lang ngành phân bón nông nghiệp của EU Fertilizers Europe cho biết, hiện việc nhập khẩu chúng đang bị EU siết lại.

Hiện các nước thành viên vẫn đang có sự bất đồng trong việc duy trì giao thương loại sản phẩm này.

Ngoài ra, EU đã nhập khẩu niken trị giá 2,1 tỷ euro vào năm 2021 và tăng lên 3,2 tỷ euro vào năm ngoái, theo Eurostat.

Niken chủ yếu được sử dụng để sản xuất thép không gỉ và là một trong những loại giao dịch đang được EU thực hiện với Nga mà không bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt.

Tin tiêu điểm

Minh họa/INT

Xoay chuyển tình thế

Thế giới
GD&TĐ - Ứng viên Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump đang trên đường đua để trở lại Nhà Trắng trong bối cảnh những cáo buộc pháp lý bủa vây ông.

Đừng bỏ lỡ