Châu Âu đau đầu với “làn sóng tử thần” vì Covid-19

GD&TĐ - Theo thống kê của Reuters hôm qua (10/11), hơn 300.000 người đã chết vì Covid-19 trên khắp châu Âu. Dù có hy vọng về một loại vaccine mới nhưng số ca tử vong và lây nhiễm sẽ tiếp tục tăng mạnh vào mùa đông.

Tại một phòng bệnh chăm sóc tích cực ở Pháp.
Tại một phòng bệnh chăm sóc tích cực ở Pháp.

Chỉ chiếm 10% dân số thế giới nhưng châu Âu chiếm gần ¼ trong 1,2 triệu ca tử vong vì Covid-19 trên toàn cầu và ngay cả các bệnh viện được trang bị tốt ở đây cũng đang cảm thấy căng thẳng.

Sau khi đạt được biện pháp kiểm soát đại dịch đối với các đợt đóng cửa rộng rãi vào đầu năm nay, số ca mắc Covid-19 đã tăng lên kể từ mùa hè và các chính phủ đã áp đặt một loạt hạn chế thứ 2 để giới hạn các tiếp xúc xã hội

Tính chung, châu Âu báo cáo khoảng 12,8 triệu ca mắc Covid-19 và khoảng 300.114 ca tử vong. Trong tuần qua, nước này có 280.000 ca mới một ngày, tăng 10% so với tuần trước đó và chiếm hơn một nửa tổng số ca nhiễm mới được báo cáo trên toàn cầu.

Hy vọng đã mở ra khi công ty Pfizer công bố một loại vaccine mới có khả năng mang lại hiệu quả nhưng nó dường như không có sẵn trước năm 2021 và các hệ thống y tế phải đương đầu với những tháng mùa đông mà không có sự trợ giúp.

Tuy đưa ra lệnh phong tỏa mới nhưng Anh hiện có số ca tử vong vì Covid-19 cao nhất châu Âu với khoảng 49.000 người. Các chuyên gia y tế cảnh báo rằng với số ca mắc mới trung bình là hơn 20.000 ca mỗi ngày, nước này sẽ vượt qua viễn cảnh “ảm đạm nhất” là có hơn 80.000 ca tử vong.

Pháp, Tây Ban Nha, Italy và Nga cũng báo cáo hàng trăm ca tử vong một ngày và cùng nhau, 5 quốc gia này chiếm gần ¾ tổng số ca tử vong của châu lục.

Đối mặt với viễn cảnh là làn sóng mất việc làm và kinh doanh thất bại, các chính phủ trong khu vực buộc phải áp các biện pháp kiểm soát bao gồm lệnh giới nghiêm địa phương, đóng cửa hàng không thiết yếu và hạn chế di chuyển.

Pháp - quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất châu Âu – đã ghi nhận hơn 48.700 ca mắc mỗi ngày trong tuần qua và cơ quan y tế khu vực Paris tuần trước cho biết các phòng điều trị tích cực của họ đã hoạt động hết 92% công suất.

Đối mặt với những sức ép tương tự, các bệnh viện ở Bỉ và Hà Lan buộc phải gửi một số bệnh nhân nặng đến Đức.

Tại Italy, nơi đã trở thành biểu tượng toàn cầu về cuộc khủng hoảng Covid-19 khi xe tải quân đội được dùng để vận chuyển người chết trong những tháng đầu của đại dịch, trung bình số ca mắc mới đã lên tới 32.500. Số ca tử vong tăng lên hơn 320 một ngày trong 3 tuần qua.

Trong khi một loại vaccine mới do công ty Pfizer của Mỹ và đối tác Đức BioNTech cần thời gian để tới người dùng, nhà chức trách đang hy vọng khi mùa đông qua đi, họ sẽ ngăn được các đợt bùng phát vào năm sau.

Các nhà phân tích của Ngân hàng Tư nhân Citi mô tả tin tức này là “bước tiến lớn đầu tiên hướng tới nền kinh tế thế giới hậu Covid-19”.

“Hơn bất kỳ gói chi tiêu tài chính hay chương trình cho vay nào của ngân hàng trung ương, giải pháp chăm sóc sức khỏe vì Covid có tiềm năng lớn nhất để khôi phục hoạt động kinh tế ở mức tối đa...” – Citi cho biết trong một lưu ý.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hôm 9/11 cho biết Liên minh châu Âu sẽ sớm ký hợp đồng cho 300 triệu liều vaccine này chỉ vài giờ sau khi nhà sản xuất tuyên bố các thử nghiệm giai đoạn cuối đầy hứa hẹn.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cảnh báo rằng vaccine, nếu được phê duyệt, cũng không phải là “viên đạn bạc”, đặc biệt là khi nó cần được bảo quản ở nhiệt độ âm 70 độ C hoặc thấp hơn. Yêu cầu này đặt ra một thách thức cho các nước châu Á cũng như châu Phi và Mỹ Latinh – nơi thường có nhiệt độ nóng nực kèm theo cơ sở hạ tầng yếu kém.

Theo CNA

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ