Chấp hành luật giao thông là một tiêu chuẩn đánh giá hạnh kiểm học sinh

Ảnh minh họa/internet
Ảnh minh họa/internet

Cũng theo văn bản này, Sở GD&ĐT Nam Định yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về Luật giao thông, văn hóa giao thông, các kiến thức về bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông tới toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Tăng cường tuyên truyền, triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông ngày nghỉ Lễ Quốc khánh 2/9, khai giảng năm học và các ngày lễ lớn trong năm học 2019-2020.

Kiểm tra, rà soát các điều kiện cơ sở vật chất và triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông khu vực trường học. Triển khai các biện pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại khu vực cổng trường khi học sinh đến trường và tan trường đế tránh ùn tắc giao thông.

Phối hợp với phụ huynh học sinh rà soát, lựa chọn các phương tiện đưa đón học sinh phải đảm bảo chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật để vận hành, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh và chấp hành các quy định của pháp luật. Tăng cường mối liên hệ giữa nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh trong việc quản lý học sinh.

Đầu năm học, nhà trường phối hợp với chính quyền, công an, các ban, ngành, đoàn thể liên quan tại địa phương triển khai cho học sinh, sinh viên và phụ huynh ký cam kết thực hiện nghiêm túc việc tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Không giao xe mô tô, xe gắn máy cho học sinh khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe…

Sở GD&ĐT cũng lưu ý cơ sở cần có các hình thức kiểm tra, giám sát và nắm bắt tình hình thực hiện các quy định về an toàn giao thông hàng ngày đối với học sinh. Có hình thức xử lý kỷ luật phù hợp với trường hợp học sinh vi phạm an toàn giao thông.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

'Nỗi ám ảnh' của ông Trump

GD&TĐ - Một trong những quốc gia được nhắc nhiều và chịu ảnh hưởng ngay trong ngày nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump là Mexico.