Chàng kĩ sư bỏ thành phố về miệt vườn dệt tình yêu cùng cô gái tật nguyền

Giây phút gặp mặt tình cờ cũng là thời điểm trái tim của hai con người có tâm hồn hòa hợp cùng bắt sóng chung nhịp đập.

Chàng kĩ sư bỏ thành phố về miệt vườn dệt tình yêu cùng cô gái tật nguyền

Giây phút gặp mặt tình cờ cũng là thời điểm trái tim của hai con người có tâm hồn hòa hợp cùng bắt sóng chung nhịp đập. Sau đó không lâu, chàng kĩ sư quyết định bỏ phố về miệt vườn cưới cô gái tật nguyền làm vợ trước sự ngỡ ngàng của hết thảy mọi người.

Chang ki su bo thanh pho ve miet vuon det tinh yeu cung co gai tat nguyen - Anh 1

Ngôi nhà hai anh Đặng và hai mẹ con chị Mai đang sinh sống

Xúc cảm trái tim

Chiều ngả bóng dần vào đêm, xóm nghèo ấp Cây Me (xã Hưng Điền, huyện Tân Hưng, Long An) bắt đầu le lói những ánh đèn điện mờ tỏ. Trong căn nhà nhỏ thưng bằng ván gỗ nằm khiêm tốn bên vệ đường vào ấp, chị Nguyễn Thị Tuyết Mai (28 tuổi) và người mẹ già đang lúi húi lo bữa tối. Mọi thứ đã xong xuôi nhưng cả nhà vẫn chưa ăn cơm vì còn chờ anh Nguyễn Văn Đặng (30 tuổi), chồng của chị Tuyết đi chăn bò về. Trong gian nhà nhỏ không có tài sản gì giá trị, vợ chồng Đặng niềm nở tiếp chúng tôi bằng tình cảm chân thật. Anh Đặng cho biết, kể từ khi về đây làm rể, anh chưa có điều kiện trở lại thăm người thân ruột thịt ở thành phố. Dù vậy cho đến nay anh chưa bao giờ ân hận với quyết định của mình dù tình yêu giành cho Mai có cả sự thương cảm vì hoàn cảnh éo le.

Trước khi có Đặng ở trong nhà, Mai là cô gái chịu nhiều vất vả khi bản thân bị bại liệt lại phải chăm sóc người mẹ mù lòa. Hai mẹ con phải dựa vào nhau, Mai phải làm mắt cho mẹ còn người mẹ lại làm chân tay cho con gái. Trước khi lâm hoàn cảnh bi đát như vậy, Mai từng là cô gái lành lặn, có một gia đình hạnh phúc. Quê gốc mãi Trà Vinh, vì nghèo khó, năm 1992 gia đình Mai lên ấp Cây Me này kiếm kế sinh nhai. Thời gian trôi đi, các anh chị em của Mai đều lấy vợ, lấy chồng rồi ra ở riêng. Năm 2000, trong lần đi đám giỗ người thân ở Trà Vinh, mẹ chị Mai bị bệnh cườm nước, không thuốc thang chạy chữa kịp thời nên đôi mắt bị mù lòa.

Cuộc sống khó khăn cứ thế trôi đi nhưng năm 2006, một tai họa khác lại tiếp tục dội xuống với gia đình Mai. Một hôm đi làm thuê cho chủ đất về, Mai cảm thấy trong người mệt mỏi, nóng sốt, cơ thể nhức buốt đặc biệt là đôi chân. Sau một ngày nằm li bì, lúc tỉnh dậy Mai thấy người mình mềm nhũn, chân không thể cử động được nữa. Lúc tỉnh dậy thì chỉ có mẹ bên cạnh nên Mai nhờ người mẹ mù lòa lần mò đến dùng tay véo mạnh vào da thịt. Lúc đó, đôi chân Mai không còn cảm giác nữa. Quá lo lắng, cha của Mai cố vay mượn khắp nơi mới có tiền đưa con gái lên Bệnh viện Chợ Rẫy (TP. HCM) khám.

Nhớ lại chuyện xưa, chị Mai nghẹn ngào kể: “Ngày đó bác sĩ nói bệnh của tôi muốn được chữa khỏi phải mất gần 60 triệu đồng. Số tiền ấy đến nằm mơ gia đình tôi cũng chẳng giám nghĩ tới nên cha đành nuốt nước mắt đưa tôi về nhà nằm…chờ chết. Những ngày sau đó, không nỡ ngồi nhìn con gái chết nên ba tôi ngược xuôi tìm những vị thuốc dân gian sắc cho uống. Nhờ những thang thuốc đó mà tôi giữ lại được mạng sống nhưng đôi chân thì không bao giờ cử động được nữa. Một thời gian sau nó cứ teo tóp và dị dạng đi”. Lúc ấy chị Mai mới 19 tuổi, cái tuổi đầy ước mơ và hoài bão, vậy mà căn bệnh đã cướp đi tất cả.

Bất hạnh chưa dừng lại ở đó, chỉ hơn một năm sau, người cha-chỗ dựa duy nhất của hai mẹ con Mai qua đời sau một cơn bạo bệnh. Cuộc sống của hai mẹ con Mai thực sự bi đát, con thì bại liệt chỉ ngồi một chỗ, mẹ thì mù lòa chỉ quanh quẩn xó nhà. Trong khi những anh chị khác thì đều có gia đình riêng, cũng không dư giả gì nên hai mẹ con đành tự xoay xở. Tuy nhiên, trên thực tế thì phần lớn cả hai mẹ con sống được là nhờ vào tình thương của bà con xóm làng.

Nhà ngoại cũng ngỡ ngàng

Chang ki su bo thanh pho ve miet vuon det tinh yeu cung co gai tat nguyen - Anh 2

Anh Nguyễn văn Đặng

Anh Đặng cho biết đến với Mai cũng là sự tình cờ. Năm 2009, anh đang là kỹ sư cơ khí chuyên bảo trì máy cho một công ty ở Bình Dương với thu nhập khá cao. Vào giữa năm ấy, một người bạn nhà ở Đầm Sen có xuống thăm người quen tại xã Hưng Điền thì tình cờ biết đến hoàn cảnh của Mai. Khi người bạn này về thành phố thì đem câu chuyện kể cho anh. Nghe xong anh Đặng rất xúc động nên xin số điện thoại để hỏi han động viên Mai. Chính những lần trò chuyện ấy đã khiến hai người hiểu nhau hơn, rồi dần hình thành sợi dây tình cảm.

Chang ki su bo thanh pho ve miet vuon det tinh yeu cung co gai tat nguyen - Anh 3

Chị Tuyết Mai lúc chưa bị bệnh

Tết năm 2009, anh Đặng đã vượt 200km về gặp Mai. Hai con người đã có cảm tình qua lời nó đã không kìm nén được tình cảm, ôm nhau khóc nức nở. Sau vài ngày ở chơi và chuyện trò, anh Đặng quy lại Sài Gòn trong sự hụt hẫng và giằng xé cảm xúc của cả hai. Trong khi Mai mặc cảm về bản thân quá lớn thì Đặng cũng chưa đủ dũng cảm để quyết định. Nhưng sau mấy ngày về thành phố suy nghĩ một cách chín chắn, anh Đặng đã quyết định quay trở lại miệt vườn ngỏ lời với Mai. Nghe xong, Mai đã khóc òa vì hạnh phúc. Người mẹ già cũng không cầm được nước mắt những vẫn khuyên anh nên tìm một cô gái khác vì con bà không xứng với anh. Dù vậy Đặng nhất tâm với ý định và tình cảm của mình, muốn được ở lại miệt vườn sống để chăm sóc hai mẹ con Mai.

Quyết định của anh Đặng không chỉ làm mẹ con Mai mà khiến mọi người bất ngờ. Thậm chí, những anh em của Mai ở nơi xa khi biết chuyện đã kịch liệt phản đối vì không thể có chuyện vô lí đó được. Họ lo sợ Đặng có âm mưu hòng chiếm đoạt đất đai. Thế nhưng, bằng tình yêu thương chân thành, chàng trai phố thị đã hoàn toàn thuyết phục được mọi người hiểu ý định của mình. Không lâu sau một lễ cưới đạm bạc được tổ chức cho Đặng và Mai. Khi cả hai cùng cúi lạy gia tiên, thề sống bên nhau trọn đời, nhiều người không cầm nổi nước mắt. Đó là minh chứng để họ tin rằng trên cuộc đời này vẫn luôn có những tấm lòng thơm thảo và những tình cảm thuần khiết bằng chính những giá trị của con người.

Tuấn Nguyên

Theo GĐ&XH

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.