Chân dung tân vương của tập đoàn ALIBABA

GD&TĐ - Chính ông đã phát minh ra sự kiện Singles" Day, một chương trình mua sắm khổng lồ với trị giá lên tới 25 tỷ USD. Giờ đây quý ông này còn đảm nhiệm thêm một vị trí quan trọng, trở thành “Tân vương” của Alibaba nắm quyền chinh phạt thế giới thương mại điện tử. Người đàn ông này thực sự là ai?

Jack Ma (Mã Vân), Chủ tịch Tập đoàn Alibaba,  trong nền nhạc của Michael Jackson tại bữa tiệc thường niên Alibaba vào ngày 18 tháng 9 năm 2017. Ảnh: Getty Images
Jack Ma (Mã Vân), Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, trong nền nhạc của Michael Jackson tại bữa tiệc thường niên Alibaba vào ngày 18 tháng 9 năm 2017. Ảnh: Getty Images

Quyết định lịch sử

Năm ngoái, một cuộn băng video quay lại cảnh ông chủ của công ty giá trị nhất châu Á, ông trùm thương mại điện tử mạnh nhất Trung Quốc, tỷ phú Jack Ma (Mã Vân) trong trang phục Michael Jackson, đeo đôi găng tay vàng, đang nhảy múa trước đám đông nhân viên hò reo cuồng nhiệt ngay tại một bữa tiệc hoành tráng của công ty này. Jack Ma không phải là vị chủ tịch bình thường. Quý ông 54 tuổi này còn tham gia đóng chung với nam tài tử điện ảnh Lý Liên Kiệt trong một bộ phim võ thuật, cũng như từng có lúc tham gia một vai trong bộ phim Vua Sư tử.

Sắp tới đây, ngày 10 tháng 9 năm 2019, tỷ phú Mã Vân sẽ chuyển giao “ngai vàng” của mình cho Giám đốc điều hành (CEO) của Alibaba: ngài Daniel Trương, 46 tuổi. Ông Daniel Trương có thành tích cực kỳ ấn tượng: Ông là “Tổng đạo diễn” của Singles’ Day, sự kiện thường được tổ chức vào ngày 11 tháng 11 hàng năm (4 con số 1 tượng trưng cho 4 người độc thân).

Khởi động vào năm 2009, chỉ một số năm trước khi tập đoàn Amazon “phát minh” ra Prime Day, Singles’ Day ngày hôm nay là sự kiện bán lẻ hàng hóa lớn nhất thế giới, chỉ riêng Tập đoàn Alibaba đã cán mốc doanh thu 25 tỷ USD (doanh thu lớn gấp 4 lần so với 2 sự kiện Black Friday và Cyber Monday gộp lại). Đối với Alibaba, trong số 140.000 nhãn hàng tham gia vào sự kiện Singles’ Day, thì đều được bán trên Taobao và Tmall (2 nền tảng doanh nghiệp – người tiêu dùng của Alibaba) và chúng được sáng tạo ra bởi Daniel Trương.

Daniel là người thực dụng và dè dặt hơn Mã Vân, nhưng phần lớn người Trung Quốc (và cả thế giới) đều dè dặt với Mã Vân hơn khi ngài tỷ phú có phong cách lãnh đạo độc đáo. Thầy Jeffrey Townson, Giáo sư thương mại tại Đại học Bắc Kinh nhận xét: “Tỷ phú Mã Vân là người xây dựng tầm nhìn và có tài tổ chức, còn CEO Daniel Trương là một nhà chiến lược và điều hành rất khôn ngoan. Phải ít nhất 6 vạn người cực thông minh ở Trung Quốc mới leo tới cái ghế của ông Trương”.

Nhưng ở Alibaba, CEO Trương sẽ làm gì? Tỷ phú Mã Vân đã quản lý Alibaba thành một tập đoàn bán lẻ lớn mạnh nhất châu Á, liệu Daniel Trương sẽ nâng nó lên thành tầm vóc toàn cầu? Ông David Madden, một nhà phân tích tại CMC Markets khẳng định: “Mở rộng mục tiêu toàn cầu của Alibaba sẽ được ưu tiên. Giờ đây, Alibaba đang muốn nhắm tới 1/2 doanh thu ở thị trường quốc tế.

Tỷ phú Mã muốn tập đoàn của mình phải là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới. Và mục tiêu đó sẽ xảy ra theo 4 cách chính: Kết nối giới thương nhân ngoại quốc với người tiêu dùng Trung Quốc; hướng người tiêu dùng Trung Quốc ra nước ngoài; mở rộng chiến lược ra khắp châu Á; linh hoạt và tận dụng mọi cơ hội ở khắp nơi. 4 hướng đi này sẽ phù hợp với chiến lược số 1 của Alibaba: Xây dựng từ các lợi ích có sẵn.

CEO Daniel Trương đã thừa kế Alibaba tại một thời điểm rất khó khăn. Cuộc chiến tranh thương mại của Trung Quốc với Mỹ đã tác động tới các kết nối thương nhân Mỹ với khách hàng ở Trung Quốc đại lục, cũng như không hề có dấu hiệu nới lỏng trong cuộc cạnh tranh giữa Alibaba với gã khổng lồ thương mại điện tử Tencent. Cũng như phát sinh chi phí khổng lồ từ khái niệm Bán lẻ mới của Alibaba gồm sự kết hợp của mua sắm trực tuyến và các siêu thị truyền thống.

Ngay bây giờ, Anh là thị trường lớn thứ 3 của Alibaba, và chi nhánh Alibaba ở London đang nỗ lực để mang lại việc mua sắm dễ dàng hơn cho người Trung Quốc sống xa quê hương họ, đây là một phần trong chiến lược bành trướng của Alibaba. CEO của Alibaba tại Anh, ông David Lloyd phát biểu: “Chúng tôi tính tới việc hấp dẫn khách tiêu dùng phương Tây, nhưng nó không phải là kế hoạch chính trong vài năm tới”.

Daniel Trương, “phù thủy kinh tế” của Alibaba

Tại thời điểm này, người tiêu dùng Trung Quốc và châu Á mới là ưu tiên chính. Tỷ phú Mã Vân muốn đạt con số 2 tỷ người mua hàng vào thời điểm năm 2036. Muốn đạt tới con số 2 tỷ người mua hàng lại phải xem vào tài năng của Daniel Trương. Không chỉ là nhân vật nổi tiếng trong Tập đoàn Alibaba, mà Daniel Trương còn là tên tuổi có “máu mặt” trong thế giới thương mại toàn cầu.

Trương đã làm việc suốt 11 năm ở Alibaba và trong vòng 3 năm qua, ông giữ vai trò CEO, điều hành công ty có hiệu quả. Dưới bàn tay Trương, Alibaba đã chuyển các giao dịch điện tử từ máy tính sang điện thoại di động, hiện chiếm tới 80% tổng khối lượng hàng hóa. Daniel Trương sử dụng biệt danh Tiểu Dao Tử khi làm ở Alibaba. Ông tỏ ra có biệt tài trong đào tạo nhân viên. Cái tên Tiểu Dao Tử cũng được Daniel Trương in trên danh thiếp của mình.

Với bằng kế toán của Đại học Kinh tế và Tài chính Thượng Hải, đầu tiên ông Trương làm việc như là quản lý cao cấp tại Công ty Kiểm toán toàn cầu PriceWaterhouseCoopers. Vào năm 2007, Daniel Trương gia nhập Taobao (trang web thương mại điện tử của Alibaba) với chức danh Giám đốc tài chính. Năm 2015, Trương trở thành CEO của Taobao thay cho ông Jonathan Lu.

Trương cũng thường được nhìn thấy ở phương Tây khi ông thường xuyên tham gia Diễn đàn Kinh tế thế giới ở Davos (Thụy Sỹ) và các sự kiện cao cấp khác. “Với nền tảng kiến thức tài chính uyên bác, Daniel Trương hoàn toàn đủ tự tin để làm việc với các nhà đầu tư” - dẫn lời ông Jason Yu, Tổng giám đốc của Kantar Worldpanel China, một công ty chuyên phân tích hành vi tiêu dùng.

Trong cuộc phỏng vấn hồi đầu năm 2018 này, CEO Daniel Trương nhấn mạnh: “Qúy vị phải thật tỉnh táo đầu óc, mở mắt ngay cả khi ngủ. Phải không ngừng học hỏi và đổi mới ”. Quả đúng vậy! Trong lá thư gửi cho nhân viên và các cổ đông, tỷ phú Mã Vân đã khen ngợi Daniel Trương rằng đã đạt “13 quý tăng trưởng liên tiếp, rất ổn định và bền vững” với giá cổ phiếu của Alibaba tăng mạnh bất chấp nền kinh tế Trung Quốc hạ nhiệt trong những năm gần đây. Kể từ năm 2015, cổ phiếu của Alibaba đã tăng 87% khiến tập đoàn này đút túi thêm 200 tỷ USD giá trị thị trường, nâng tổng tài sản lên 420 tỷ USD, vượt mặt đối thủ cạnh tranh Tencent.

Tham vọng thống trị toàn cầu

Sau 19 năm cầm trịch Alibaba, tỷ phú Mã Vân không hoàn toàn biến mất khỏi tập đoàn – ông vẫn có một ghế giám đốc trong hội đồng quản trị tập đoàn, và là thành viên thường trực của Alibaba Partnership, vẫn làm việc với Daniel Trương. Thực tế là Alibaba đã thực hiện một số cải cách táo bạo: Kết hợp bán lẻ trực tuyến và ngoại tuyến, đầu tư mạnh vào trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán đám mây. Hãy nói tới Tmall, nền tảng bán lẻ doanh nghiệp tới tay người tiêu dùng lớn nhất ở châu Á. Tmall cũng hoạt động ở phương Tây, nhưng tại thời điểm này nó chỉ chú trọng kết nối các doanh nhân châu Âu với người tiêu dùng Trung Quốc.

Cách mua sắm bằng Tmall rất đơn giản. Khách hàng chỉ việc truy cập vào trang web Tmall.com. Nó là chợ nhưng không giống kiểu siêu thị thông thường, vì có rất nhiều ô chứa hằng hà sa số các danh mục hàng hóa. Khi người mua hàng muốn tìm một cặp tai nghe, họ không cần truy cập Apple.com, mà chỉ cần truy cập Apple.

Tmall.com để tìm các sản phẩm của Apple, đồng thời có thể nhấp chuột vào biểu tượng “home”’ Tmall để thoát ra ngoài. 140.000 thương hiệu hàng hóa chỉ trên 1 trang web. Để mua hàng hóa, khách hàng sử dụng Alipay (nền tảng thanh toán trực tuyến và di động). AI cũng được sử dụng trong những năm gần đây để hiểu tốt hơn về hành vi mua sắm của người tiêu dùng trên Tmall và cải thiện trải nghiệm của họ trên trang web và chỉnh sửa nó. Chỉ trong vòng 72 tiếng đồng hồ, quý vị sẽ nhận được hàng từ mọi nơi trên thế giới. Trong thời của Daniel Trương tại Alibaba, có vẻ như không gì là không thể.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Đối tượng Nguyễn Minh Trường thời điểm bị bắt giữ và tang vật.

Triệt phá 'lô cốt' ma túy

GD&TĐ - “Bà trùm” chia nhỏ ma túy, giao cho “chân rết” là những “quái xế” vận chuyển bằng xe máy với tốc độ cao nhằm hạn chế giám sát của lực lượng chức năng.