Những triệu chứng điển hình cho thấy gan của bạn đang trong tình trạng tổn thương báo động:
Xuất hiện những đốm đỏ trên bàn tay
Dù đang khỏe mạnh, bạn cũng nên tập thói quen quan sát cơ thể mỗi ngày để sớm phát hiện những dấu hiện bất thường, dù nó chưa rõ ràng.
Chẳng hạn khi bàn tay bắt đầu xuất hiện những đốm đỏ thì đây có thể là tín hiệu cảnh báo về sức khỏe của gan. Triệu chứng này chứng tỏ chức năng gan không khỏe, hoặc gan đang mắc bệnh tật nào đó.
Khi bạn dùng tay ấn vào đốm đỏ trên da bàn tay, nó có thể chuyển thành màu đỏ đậm hơn hoặc màu nâu. Các đốm đỏ này sẽ dần dần kéo lan ra cả ngón tay và cánh tay.
Gan vốn là cơ quan có chức năng điều chỉnh sự cân bằng các hóc môn trong cơ thể. Khi gan bị tổn thương thì mỡ dưới da sẽ tiết ra nhiều hơn, cuối cùng khiến da sinh ra một lượng lớn mụn trứng cá, nặng hơn chính là các đốm đỏ xuất hiện trên da.
Xuất hiện các vằn màu nâu trên móng tay
Độ sáng bóng và dày mỏng của móng tay có thể trực tiếp phán đoán ra tình trạng gan có bệnh tật hay không. Khi chức năng gan khỏe mạnh, móng tay sẽ có hình dạng đầy đặn và trắng sáng, bóng bẩy.
Tuy nhiên, nếu bạn quan sát thấy móng tay bắt đầu xuất hiện các vằn có màu nâu thì nên thận trọng, đây có thể là dấu hiện cho thấy gan đang bị tổn thương.
Ngoài ra, khi gan có bệnh, khả năng điều tiết Estrogan cũng bị giảm xuống, dẫn đến việc một lượng lớn Estrogen bị tích tụ làm cho các động mạch nhỏ bị giãn nở, lúc này trên da có thể còn xuất hiện thêm các dấu sao mạch (Spider Nevus).
Không còn cảm giác thèm ăn
90% người bị bệnh về gan sẽ xuất hiện tình trạng cảm giác thèm ăn bị giảm xuống. Do độc tố và các tác nhân gây bệnh cho gan sẽ phá hủy tế bào gốc, dẫn đến chức năng tiết men gan bị giảm thấp, ảnh hưởng đến tiêu hóa thức ăn nên gây triệu chứng chán ăn ở người bệnh.
Ngoài ra, tình trạng hơi thở nặng mùi khi gan bị tổn thương sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn, do lúc này hàm lượng Amoniac và BUN (viết tắt của Blood Urea Nitrogen, nghĩa là lượng nitơ có trong ure) trong máu tăng cao, một phần Amoniac sẽ thải ra thông qua đường miệng và mũi gây mùi hôi.
Khi gan bị tổn thương, bạn nên thực hiện hai điều này sau bữa ăn để cải thiện:
Tĩnh tọa sau bữa ăn
Sau khi ăn cơm khoảng 30 phút, bạn nên tập thói quen ngồi yên tĩnh ở một không gian nhẹ nhàng, thoải mái nhất có thể. Do gan là cơ quan tạo máu lẫn dùng máu trong cơ thể, các chất dinh dưỡng chủ yếu thông qua tuần hoàn máu, đường ruột và các tĩnh mạch để tiến hành vận chuyển đi khắp cơ thể.
Vì vậy, tĩnh tọa sau bữa ăn có thể giúp gan đạt được khả năng cung ứng máu đầy đủ nhất, nâng cao tốc độ trao đổi chất cho cơ thể bạn.
Chợp mắt, định thần sau bữa ăn.
Nếu có thêm điều kiện để nằm xuống và nghỉ ngơi thì thời gian 20 phút để bạn chợp mắt an thần là vô cùng cần thiết và quý báu. Phương pháp này có công hiệu hỗ trợ tiêu hóa và bảo vệ gan.
Theo Đông y, chỉ cần có thể loại bỏ tạp niệm và để thân tâm yên tĩnh, nhẹ nhàng thì sức khỏe của gan lẫn các cơ quan khác trong cơ thể đều được xoa dịu và tăng cường sự khỏe mạnh.