Cha mẹ cần làm gì để ngăn chặn nguy cơ trẻ bị lạm dụng?

GD&TĐ - Các bậc phụ huynh hãy sớm nhận biết những dấu hiệu trẻ bị lạm dụng tình dục để có sự quan tâm chăm sóc, nâng đỡ trẻ về mặt tâm lý.

Không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng nhận ra khi một đứa trẻ bị lạm dụng. (Ảnh: ITN).
Không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng nhận ra khi một đứa trẻ bị lạm dụng. (Ảnh: ITN).

Trên thế giới, khoảng 4 triệu trường hợp lạm dụng trẻ em được báo cáo mỗi năm. Tỉ lệ lạm dụng trẻ em cao nhất là ở trẻ dưới một tuổi và 25% nạn nhân nhỏ hơn ba tuổi.

Có rất nhiều sự trùng lặp giữa những đứa trẻ bị lạm dụng, trong đó nhiều em phải chịu đựng sự kết hợp của lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục hoặc bị bỏ rơi.

Các nguy cơ dẫn đến trẻ bị lạm dụng

Hầu hết việc lạm dụng trẻ em xảy ra trong gia đình. Các yếu tố rủi ro bao gồm trầm cảm của cha mẹ hoặc các vấn đề sức khỏe tâm thần khác, tiền sử lạm dụng hoặc bị bỏ rơi thời thơ ấu của cha mẹ, cha mẹ lạm dụng chất gây nghiện và bạo lực gia đình.

Bỏ rơi trẻ em và các hình thức ngược đãi khác cũng phổ biến hơn trong các gia đình sống trong cảnh nghèo khó, cha mẹ còn quá trẻ, những người lạm dụng ma túy hoặc rượu.

Dấu hiệu và triệu chứng

Trẻ bị lạm dụng cần được hỗ trợ và điều trị đặc biệt càng sớm càng tốt. (Ảnh: ITN).

Trẻ bị lạm dụng cần được hỗ trợ và điều trị đặc biệt càng sớm càng tốt. (Ảnh: ITN).

Không phải lúc nào chúng ta cũng dễ dàng nhận ra khi một đứa trẻ bị lạm dụng. Trẻ bị ngược đãi thường ngại kể cho người khác nghe vì nghĩ mình sẽ bị khiển trách hoặc sẽ không ai tin mình. Đôi khi trẻ im lặng vì người bạo hành là người chúng rất yêu quý, hoặc vì sợ hãi.

Cha mẹ cũng có xu hướng bỏ qua các dấu hiệu và triệu chứng lạm dụng vì khó tin rằng điều đó có thể xảy ra hoặc họ sợ nếu bị mọi người phát hiện.

Tuy nhiên, trẻ bị lạm dụng cần được hỗ trợ và điều trị đặc biệt càng sớm càng tốt. Trẻ em tiếp tục bị lạm dụng hoặc bị bỏ mặc để tự giải quyết tình huống càng lâu thì chúng càng khó có khả năng chữa lành và phát triển tối ưu về thể chất cũng như tinh thần.

Hậu quả lâu dài

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ em bị lạm dụng hoặc bị bỏ rơi phải chịu tổn hại về sức khỏe tinh thần nhiều hơn là sức khỏe thể chất.

Lạm dụng tình cảm và tâm lý, lạm dụng thể chất và bị bỏ rơi khiến trẻ không có được công cụ cần thiết để đối phó với căng thẳng và học các kỹ năng mới để trở nên kiên cường, mạnh mẽ và thành công.

Vì vậy, một đứa trẻ bị ngược đãi hoặc bị bỏ rơi có thể có nhiều phản ứng khác nhau và thậm chí có thể trở nên trầm cảm, có hành vi tự sát hoặc bạo lực.

Khi lớn lên, các em thường gặp khó khăn trong học tập, dễ có nguy cơ sử dụng ma túy hoặc rượu, từ chối kỷ luật hoặc lạm dụng người khác. Khi trưởng thành, chúng có thể gặp khó khăn trong hôn nhân và tình dục, trầm cảm hoặc có hành vi tự tử.

Không phải tất cả trẻ em bị lạm dụng đều có phản ứng nghiêm trọng. Thông thường trẻ càng nhỏ thì thời gian lạm dụng càng kéo dài. Mối quan hệ của trẻ với kẻ bạo hành càng gần gũi thì ảnh hưởng sức khỏe tâm thần sẽ càng nghiêm trọng.

Cách ngăn ngừa lạm dụng trẻ

Yêu cầu con luôn nói với bạn nếu ai đó làm tổn thương con hoặc khiến con cảm thấy tồi tệ. (Ảnh: ITN).
Yêu cầu con luôn nói với bạn nếu ai đó làm tổn thương con hoặc khiến con cảm thấy tồi tệ. (Ảnh: ITN).

Những lý do chính dẫn đến việc ngược đãi trẻ em trong gia đình về thể chất và tâm lý thường là do cha mẹ cảm thấy bị cô lập, căng thẳng và thất vọng.

Cha mẹ cần được hỗ trợ và cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt để nuôi dạy con một cách có trách nhiệm.

Họ cần được dạy cách đối phó với cảm giác thất vọng và tức giận của chính mình mà không trút chúng lên con cái.

Trẻ bị ngược đãi cũng cần sự đồng hành của những người lớn khác, những người sẵn sàng lắng nghe và giúp đỡ chúng trong thời điểm khủng hoảng.

Các nhóm hỗ trợ thông qua các tổ chức cộng đồng địa phương thường là những bước hữu ích đầu tiên giúp giảm bớt sự cô lập hoặc thất vọng mà cha mẹ có thể đang trải qua.

Những bậc cha mẹ từng bị ngược đãi khi còn nhỏ đặc biệt cần được hỗ trợ. Đối mặt, giải quyết và chữa lành sức khỏe tinh thần của cha mẹ cần rất nhiều sự can đảm. Nhưng đây thường là cách tốt nhất để giảm nguy cơ truyền lại hành vi lạm dụng trong quá khứ cho thế hệ trẻ em tiếp theo.

Giám sát và tham gia vào các hoạt động của con bạn là cách tốt nhất để ngăn ngừa lạm dụng thể chất và tình dục bên ngoài nhà.

Hãy chú ý cẩn thận đến những phản ứng của con đối với trải nghiệm ở trường và hoặc nơi giữ trẻ. Luôn điều tra hoặc để ý xem con có kể với bạn rằng chúng đã bị ngược đãi hay chúng có những thay đổi hành vi đột ngột không giải thích được hay không.

Mặc dù bạn không muốn làm con sợ hãi nhưng bạn có thể dạy một số quy tắc an toàn cơ bản theo cách không đe dọa.

Dạy con giữ khoảng cách với người lạ, không la cà ở những nơi xa lạ, nói “không” khi ai đó yêu cầu chúng làm điều gì đó mà chúng không muốn làm.

Yêu cầu con luôn nói với bạn nếu ai đó làm tổn thương con hoặc khiến con cảm thấy tồi tệ, ngay cả khi người đó là người mà con biết.

Theo healthychildren.org

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ban lãnh đạo Trường THPT Trần Phú đến thăm, tặng quà cho em Phan Thị Ngọc.

Điểm tựa của những đứa trẻ yếu thế

GD&TĐ - Chương trình “Mẹ đỡ đầu - Kết nối yêu thương” của nữ công Công đoàn Trường THPT Trần Phú trở thành điểm tựa ấm áp cho những học sinh yếu thế.