Cây Báng có tuổi đời hàng trăm năm tuổi bên dấu chân hổ

GD&TĐ - Một cây Báng bên phiến đá có hình bàn chân hổ ở giữa làng Thạch Cừ, xã Thành An, huyện miền núi Thạch Thành (Thanh Hóa) có tuổi đời hàng trăm năm tuổi luôn được người dân địa phương kể lại với nhiều câu chuyện tâm linh.

Dấu vết hình chân hổ, cây Báng và giếng nước tại làng Thạch Cừ, xã Thành An, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa). Ảnh: Nguyễn Quỳnh
Dấu vết hình chân hổ, cây Báng và giếng nước tại làng Thạch Cừ, xã Thành An, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa). Ảnh: Nguyễn Quỳnh

Theo các cụ cao niên ở xã Thành An thì cây Báng này có lịch sử hàng trăm năm. Gần cây Báng, có dấu vết như hình bàn chân hổ lớn in trên một phiến đá lớn. Cách gốc cây Báng và phiến đá có dấu vết như hình bàn chân hổ khoảng 20 mét là giếng nước cũng tồn tại hàng trăm năm.

Giếng nước này không bao giờ cạn nước. Nước ở giếng lúc nào cũng trong vắt. Có những năm hạn hán, nhiều người ở làng khác dùng gánh, xe trâu đến lấy nước đem về dùng. Hiện nay, nhiều người dân địa phương vẫn đang sử dụng nước giếng này trong sinh hoạt hàng ngày. Nước giếng cũng được sử dụng trong những việc tế, lễ,việc lớn của làng.

Ông Bùi Quốc Thuận – Phó Chủ tịch HĐND xã Thành An - cho biết: Người dân xã nơi đây vẫn lưu truyền lại nhiều câu chuyện tâm linh liên quan đến giếng nước, cây Báng, dấu vết như hình bàn chân hổ đã tồn tại giữa làng hàng trăm năm.

Đó là vào khoảng đầu thế kỷ 18, dòng họ Bùi di cư từ tỉnh Hòa Bình vào xã Thành An sinh sống. Lúc bấy giờ từ làng Thạch Cừ đi qua cây Báng đến làng Đồng Ngư. Cứ khoảng 7 ngày, người dân lại nhìn thấy hổ kéo một con lợn chạy qua con đường trên rồi vào rừng. Từ đó, dòng họ Bùi lập bàn thờ, thờ thần hổ ngay dưới gốc cây Báng này.

Đến nay, không chỉ con cháu dòng họ Bùi mà nhiều người dân địa phương vẫn thường đến đây thắp hương để cầu may mắn, bình yên cho gia đình. 

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.