Câu trả lời thật thà "cô giáo em thế nào?" của cô bé lớp 1 khiến giáo viên phải sửa gấp

Câu trả lời thật thà "cô giáo em thế nào?" của cô bé lớp 1 khiến giáo viên phải sửa gấp

Trẻ em ngây thơ nhưng sức sáng tạo khó ai bằng. Đôi khi, cách tư duy của trẻ khiến người lớn cũng phải... bất ngờ vì không thể nào ngờ tới. 

Có thể đáp án của các em không đúng nhưng xét theo một góc nào đó vẫn không sai, lại còn mang đến tiếng cười cho mọi người.

Cũng như nhiều bạn bè đồng trang lứa, cô bé Thiên Ân đang học lớp 1 đôi lần làm bài tập cũng sáng tạo đáp án khiến giáo viên, phụ huynh phì cười. 

Chị Linh Nhi, mẹ của Thiên Ân mới đây đã chia sẻ hình ảnh lên mạng xã hội và nhận được sự quan tâm của đông đảo mọi người. Theo đó, trong sách bài tập có một câu hỏi: "Cô giáo của em như thế nào?".

Thiên Ân nắn nót trả lời: "Cô giáo của em có lúc hiền có lúc ác nhưng em vẫn cúy (quý) cô ạ".

Có vẻ Thiên Ân suy nghĩ rất đơn giản, trái nghĩa với hiền thì là ác, vậy nên cô bé chẳng đắn đo liền nhận xét cô giáo "lúc hiền lúc ác". Cô giáo sau khi đọc xong đáp án của học trò lập phải sửa lại "lúc hiền lúc nghiêm". 

Nói cô giáo ác, đúng là chỉ có cô bé lớp 1 ngây ngô! Tuy nhiên, Thiên Ân cũng lém lỉnh lắm, phải khẳng định thêm 1 câu ngọt lịm tim: "Nhưng em vẫn quý cô ạ". 

Chị Linh Nhi chia sẻ thêm, nhiều lần chị cũng phải phì cười khi nhìn vào vở của con. Đôi khi vì cô bé viết sai chính tả, lúc thì vì vốn từ chưa phong phú nên mới xảy ra những lỗi dở khóc dở cười.

Cô giáo của Thiên Ân tên là Cẩm Vân nhưng cô bé ghi là Cổng Vân.
Cô giáo của Thiên Ân tên là Cẩm Vân nhưng cô bé ghi là Cổng Vân.
Còn đây là bức thư Ân gửi cho bạn thân nhưng hơi khó dịch.
Còn đây là bức thư Ân gửi cho bạn thân nhưng hơi khó dịch.

Theo Nhịp Sống Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Minh họa/INT

Sốt mò

GD&TĐ - Sốt mò là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.