Cậu bé hóc đậu phộng thiệt mạng, xem camera BS chỉ ra sai lầm cực kỳ nghiêm trọng của mẹ

Ngày 3/1, một cậu bé 6 tuổi bị ngạt thở khi ăn đậu phộng ở Ngọc Lâm, Quảng Tây (Trung quốc) và không may qua đời. Tuy nhiên khi xem lại quá trình cậu bé gặp nạn cho tới khi đến viện, bác sĩ đã nhận ra sai lầm cực nghiêm trọng của người mẹ.

Cậu bé hóc đậu phộng thiệt mạng, xem camera BS chỉ ra sai lầm cực kỳ nghiêm trọng của mẹ

Theo dõi camera trong thang máy, lúc 18h15 ngày 3/1, người mẹ mặc áo đỏ đang bế đứa trẻ chạy vào thang máy. Từ video giám sát có thể thấy rằng người mẹ của đứa trẻ rất lo lắng. Cô dốc ngược con lên và vác lên vai, dùng tay vỗ vào lưng đứa trẻ, thỉnh thoảng lại xốc lên với hy vong con sẽ nôn hạt đậu phộng ra.    

Tuy nhiên bất chấp sự nỗ lực của người mẹ, đứa trẻ vẫn không cử động, hai tay buông thõng. Theo bác sĩ của bệnh viện Nhân dân huyện Vinh, đứa trẻ đã được đưa đến bệnh viện sau 10 phút nhưng nhịp tim và hơi thở đã không còn, môi tím lại, đồng tử giãn.

Theo bác sĩ, não của cậu bé có lẽ đã bị thiếu oxy trong hơn 4 phút. Nếu quá 8 hoặc 9 phút, về cơ bản là không thể cứu được. Một giờ sau khi được cấp cứu, đứa trẻ vẫn không thể hồi phục nhịp tim và cuối cùng đã tử vong.   

 Cậu bé thiệt mạng vì hóc đậu phộng, xem camera thang máy, BS chỉ ra sai lầm lớn của mẹ

Sau khi xem đoạn camera ghi lại cảnh tượng trong thang máy, bác sĩ đã chỉ ra rằng phương pháp sơ cứu mà người mẹ sử dụng hoàn toàn sai lầm.

Bác sĩ Chen Shengxin – khoa cấp cứu bệnh viện nhân dân Quảng Tây cũng cho biết nhiều người khi trẻ bị hóc nghẹn áp dụng phương pháp này là không đúng. Bởi vì sự phát triển cột sống của trẻ, bao gồm cả sự phát triển của xương còn chưa hoàn thiện. Việc lộn ngược và lắc lư có thể dễ dàng gây tổn thương cho cột sống cổ và thậm chí là ngực.  

Bác sĩ khuyến cáo rằng nếu cổ họng hoặc khí quản bị chặn bởi một vật lạ, hãy sử dụng phương pháp cứu hộ khẩn cấp Heimlich để loại bỏ dị vật và nắm bắt thời gian sơ cứu quý giá nhất. 

Phương pháp sơ cứu Heimlich cho từng đối tượng  

Người lớn hoặc trẻ em có ý thức  

Nếu người lớn hoặc trẻ em trên 1 tuổi vẫn có ý thức nhưng không thể nói, ho hoặc thở, hãy mau chóng làm theo các bước sau:  

- Đứng đằng sau người đang nghẹt thở, cánh tay quấn quanh eo của họ.  

- Nắm một tay lại, sau đó đặt vị trí của ngón tay cái vào dạ dày của nạn nhân, bên dưới xương sườn và phía trên rốn. Tại đây bạn có thể cảm nhận thấy cơ hoành.  

- Đặt bàn tay kia lên nắm tay và đẩy vào cơ này với một lực mạnh, vào trong và hướng lên trên.  

- Tiếp tục đẩy cho đến khi dị vật được tống ra.  

 Cậu bé thiệt mạng vì hóc đậu phộng, xem camera thang máy, BS chỉ ra sai lầm lớn của mẹ

Người lớn hoặc trẻ không có ý thức  

Nếu trẻ hoặc người lớn bất tỉnh, không thể ngồi hoặc đứng, hãy làm các bước sau:  

- Đặt người bị nghẹt thở nằm trên một mặt phẳng cứng.  

- Ngồi trên đùi người bị nạn, mặt hướng về phía họ.  

- Đặt tay này lên tay kia, và đặt cạnh lòng bàn tay lên cơ hoành của họ, ngay dưới xương sườn của họ và phía trên rốn.  

- Đẩy tay theo hướng đẩy vào và lên trên, tay này tựa vào tay kia.  

- Lặp lại cho đến khi dị vật bị tống ra.  

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi  

 Cậu bé thiệt mạng vì hóc đậu phộng, xem camera thang máy, BS chỉ ra sai lầm lớn của mẹ

Ở trẻ dưới 1 tuổi, hãy chú ý làm theo các bước sau:  

- Đặt bé nằm trên cẳng tay, đảm bảo đầu bé thấp hơn ngực.  

- Đặt cẳng tay trên đùi, hỗ trợ đầu của em bé bằng cẳng tay.  

 -Đảm bảo rằng miệng và mũi em bé không bị che lấp.  

- Sử dụng cạnh lòng bàn tay kia đánh vào lưng của em bé giữa hai vai bốn lần. Lặp lại cho đến khi dị vật xuất hiện.  

Nếu không thành công, xoay em bé lại. Đặt hai ngón tay giữa ngực của bé, giữa núm vú. Nhấn mạnh bốn lần xuống độ sâu khoảng 1 inch. Lặp lại cho đến khi dị vật xuất hiện. 

Theo emdep.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ