Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan ngày càng nhiều và bệnh ung thư này càng ngày càng trẻ hóa. Tiêu biểu là trường hợp một cậu bé ở Vũ Hán, Trung Quốc, mới 7 tuổi đã bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư gan.
Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến ung thư của đứa trẻ lại là một loại chất độc tồn tại trong bếp hầu hết mọi gia đình.
Không ai có thể tin được một cậu bé 7 tuổi lại bị ung thư gan
Một người cha ôm đứa con trong lòng vội vã chạy vào bệnh viện, đứa trẻ đang đổ rất nhiều mồ hôi và cảm giác rất đau đớn. Người cha lo lắng hét lên: "Bác sĩ, nhanh cứu mạng con trai tôi với!".
Qua tìm hiểu được biết, người đàn ông này là cha của Tiểu Nam. Trước khi xảy ra sự việc, Tiểu Nam, 7 tuổi, đang ở trong nhà xem ti vi, đột nhiên cậu bé bị đau bụng dữ dội, 2 tay ôm bụng lăn lộn trên sàn nhà.
Bà nội nhìn thấy đứa cháu đang kêu la đau đớn, liền gọi điện cho bố Tiểu Nam về đưa cậu bé đến bệnh viện.
Bác sĩ tiến hành sinh thiết, chẩn đoán Tiểu Nam bị ung thư gan giai đoạn cuối.
Bác sĩ lập tức chụp CT cho Tiểu Nam, kết quả kiểm tra cho thấy ở bộ phận gan của Tiểu Nam có một khối u. Tiếp theo, bác sĩ tiến hành xét nghiệm chức năng gan và chỉ số virus viêm gan, kết quả cho thấy các chỉ số đều bất thường.
Cuối cùng, bác sĩ tiến hành sinh thiết, chẩn đoán Tiểu Nam bị ung thư gan giai đoạn cuối.
Khi bác sĩ thông báo với cha của Tiểu Nam về kết luận này, người cha bật khóc. Anh không thể tin nổi cậu con trai bé nhỏ mới chỉ 7 tuổi của mình đã mắc ung thư gan.
Đứa trẻ không hút thuốc, không uống rượu, gia đình cũng không có tiền sử bệnh ung thư gan, vậy tại sao Tiểu Nam lại bị ung thư gan?
Nguyên nhân khiến cậu bé mới 7 tuổi đã bị ung thư là gì?
Bác sĩ đã tìm ra được nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư của cậu bé sau khi nói chuyện với bà nội Tiểu Nam.
Hóa ra, từ khi sinh ra Tiểu Nam sống cùng bố mẹ trên thành phố, bình thường rất ít khi về nhà bà nội. Vì vậy, mỗi lần Tiểu Nam về bà chơi, bà vô cùng cưng chiều đứa cháu của mình, trong đó, bao gồm cả việc bà cất giữ đồ ăn để phần cho cháu.
Người bà không ngờ mình lại là nguyên nhân gián tiếp gây bệnh cho cháu.
Trong những năm gần đây, bà nội Tiểu Nam đã cất giữ rất nhiều loại quả hạch. Bà cho rằng các loại quả hạch đắt, thời gian sử dụng lâu, vì vậy, bà lưu trữ để lúc nào về cháu cũng có thể ăn được.
Tuy nhiên, không ai có thể nghĩ được rằng các loại quả hạch mà người bà đưa cho cháu ăn lại là thủ phạm dẫn đến ung thư gan. Bởi vì những loại quả hạch này thời gian lưu trữ quá lâu, rất nhiều hạt đã bị biến chất.
Những loại quả hạch như hạnh nhân, quả hồ trăn, óc chó, hạt điều, hạt mắc ca, lạc… khi lưu trữ lâu sẽ bị mốc và ở trạng thái mốc, chúng có chứa aflatoxin. 1mg aflatoxin có thể gây ung thư, một lần ăn trực tiếp 20mg aflatoxin có thể gây tử vong cho người lớn, độc tính của nó gấp 10 lần kali cyanide, gấp 68 lần asen.
Sau khi aflatoxin xâm nhập vào cơ thể người, nó sẽ tạo ra các khối u ác tính như ung thư gan, ung thư dạ dày và ung thư đường ruột.
Nếu các hạt có màu hơi vàng hoặc thậm chí đen, có vị đắng, vỏ nhăn đổi màu và có dấu hiệu của nấm mốc, rất có thể đã bị nhiễm aflatoxin cần phải loại bỏ. Đặc biệt là lạc - thuộc loại hạt có dầu - rất phù hợp cho sự phát triển của nấm mốc aspergillus flavus và aspergillus parasiticus và sản sinh ra độc tố aflatoxin.
Nhiều loại quả hạch có màu sắc tươi sáng, vỏ bóng trông rất hấp dẫn. Nhưng những loại quả hạt này bình thường đều được xử lý bằng dầu paraffin, chứa các chất độc hại như kim loại nặng, sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và gây ra nguy cơ bị ung thư.
Các loại quả hạch khi bị nấm mốc có chứa aflatoxin - độc tố và là tác nhân gây ung thư.
Loại chất độc aflatoxin có thể tìm thấy trong nhà bếp của mọi gia đình
Không chỉ có trong các loại quả hạch bị nấm mốc, aflatoxin còn có thể tìm thấy phổ biến trong bếp của mọi gia đình:
- Đũa rửa chưa sạch: Đũa không tự sản sinh nấm mốc aspergillus, nhưng khi sử dụng đũa để ăn cơm, ngô, đậu phộng và các loại thực phẩm khác có hàm lượng tinh bột cao, rất dễ khiến tinh bột lưu lại trong đũa. Một thời gian dài, nó sẽ dẫn đến nấm mốc và tạo thành aflatoxin.
- Ngô, gạo: Aflatoxin hầu hết được giấu trong các loại thức ăn mốc, đặc biệt là các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao và ngô, gạo không phải là ngoại lệ. Ở trong môi trường ẩm ướt, ngô, gạo rất dễ sản sinh ra loại nấm mốc gây ung thư này.
- Thớt gỗ: Trong quá trình dùng thớt gỗ để thái hoặc chặt thức ăn, những mảnh vụn từ các loại thực phẩm này sẽ dễ dàng bám trên thớt hoặc lọt vào các khe nứt trên bề mặt thớt.
Nếu không vệ sinh sạch sẽ, trải qua thời gian lâu dài, những mảnh vụn thức ăn này sẽ biến đổi thành aflatoxin cùng nhiều loại vi khuẩn, độc tố khác gây nguy hiểm cho cơ thể.