Cậu bé 12 tuổi thường xuyên ngủ ngáy, đi khám phát hiện loại bệnh không ít trẻ có thể mắc

Nhiều cha mẹ cho rằng, trẻ ngủ ngáy vào ban đêm là do ban ngày chơi nhiều nên mệt. Thực tế, trẻ ngủ ngáy có thể là dấu hiệu của bệnh tật, thậm chí sẽ ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ của trẻ.

Cậu bé 12 tuổi thường xuyên ngủ ngáy, đi khám phát hiện loại bệnh không ít trẻ có thể mắc

Cô Trần sống ở Lương Chử, Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đang rất buồn vì cậu con trai 12 tuổi tên Tiểu Kỳ khi ngủ thường xuyên ngáy, thở bằng miệng. Thỉnh thoảng, cậu bé còn thức giấc giữa đêm, ban ngày khi lên lớp tinh thần luôn uể oải, không tập trung.

Cô Trần đã nhiều lần đưa con đến bệnh viện kiểm tra, được chẩn đoán mắc chứng phì đại amidan, bác sĩ kiến nghị điều trị phẫu thuật. Tuy nhiên lịch hẹn phẫu thuật phải mất 2, 3 tháng, thậm chí là nửa năm.

Cậu bé 12 tuổi thường xuyên ngủ ngáy, đi khám phát hiện loại bệnh không ít trẻ có thể mắc-1

Tiểu Kỳ thường xuyên ngủ ngáy, đi khám phát hiện bệnh phì đại amidan

Cuối cùng cô Trần được biết có một chuyên gia, bác sĩ Giang Ba đến từ Bệnh viện Đại học y khoa Chiết Giang sẽ đến Khoa Tai mũi họng của Bệnh viện số 1 Hàng Châu để khám bệnh trong 1 tuần. Sau khi biết thông tin, cô Trần đã đưa con trai đến gặp vị chuyên gia này để khám.

Bác sĩ Giang Ba sau khi kiểm tra tình hình của Tiểu Kỳ, cũng kiến nghị tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, cô Trần còn có chút lo lắng và do dự về vấn đề phẫu thuật. Bác sĩ Giang Ba kiên nhẫn giải thích, mục đích của điều trị phẫu thuật là mở đường thở mũi để Tiểu Kỳ có thể thở nhẹ nhàng qua khoang mũi trong khi ngủ.

Cậu bé 12 tuổi thường xuyên ngủ ngáy, đi khám phát hiện loại bệnh không ít trẻ có thể mắc-2

Bác sĩ Giang Ba trực tiếp phẫu thuật cho Tiểu Kỳ

Đồng thời, bệnh viện giới thiệu thiết bị plasma nhiệt độ thấp nhập khẩu mới, có thể điều trị phì đại amidan. Sau khi nghe phân tích, cô Trần loại bỏ mối lo ngại của mình và đồng ý tiến hành phẫu thuật. Bác sĩ Giang Ba đích thân phẫu thuật cho Tiểu Kỳ, ca phẫu thuật diễn ra suôn sẻ và Tiểu Kỳ hồi phục rất tốt, không lâu sau có thể ăn uống bình thường.

Bệnh phì đại amidan là gì?

Amidan là hạch lympho hình tứ giác nằm sau thành họng. Chúng có thể to ra ở trẻ em từ 2–6 tuổi. Các triệu chứng chủ yếu của bệnh phì đại amidan bao gồm nghẹt mũi, ngáy, thở bằng miệng, chảy nước bọt, ho,... có thể gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ em.

Bệnh phì đại amidan dẫn đến các vấn đề như không tập trung vào ban ngày, mất trí nhớ, nó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, ngoài ra còn có thể dẫn đến các bệnh nghiêm trọng như huyết áp cao, hen suyễn và bệnh tim.

Ngoài trường hợp bẩm sinh, thì nhiễm trùng đường hô hấp trên, chế độ ăn uống, phản ứng dị ứng, khói thuốc lá,… cũng có khả năng gây ra chứng phì đại amidan.

Cậu bé 12 tuổi thường xuyên ngủ ngáy, đi khám phát hiện loại bệnh không ít trẻ có thể mắc-3

Phì đại amidan có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. (Ảnh minh họa)

Bác sĩ Giang Ba cũng nhấn mạnh rằng cần đặc biệt chú ý đến chứng phì đại amidan của trẻ em trong cuộc sống hàng ngày.

1. Ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên, tăng cường sức đề kháng: phì đại amidan nói chung không quá gây hại cho sức khỏe của trẻ, nhưng nếu trẻ liên tục bị nhiễm trùng đường hô hấp, do bị kích thích nhiều lần, amidan sẽ bị phì đại và làm nặng thêm tình trạng nghẹt mũi, ngáy, viêm tai giữa tiết dịch,…

2. Ngăn ngừa dị ứng: Phì đại amidan gây ra chủ yếu do nhiễm trùng và dị ứng. Bạn có thể giúp con mình ngăn ngừa mắc bệnh bằng cách có một lối sống khỏe mạnh chống lại nhiễm trùng và dị ứng. Bỏ thói quen ăn uống không tốt, tránh ăn thực phẩm chiên rán, đồ ngọt và kiểm soát lượng thịt đi vào cơ thể.

Ngoài ra, nếu trẻ có kết quả xét nghiệm dị ứng dương tính hoặc cha mẹ có tiền sử dị ứng, nên chủ động ngăn ngừa dị ứng.

3. Tránh xa môi trường có khói thuốc lá, bởi trẻ hít phải khói thuốc lá thụ động có thể bị ngộ độc hoặc làm tăng tình trạng bệnh.

Phì đại amidan rất phổ biến, đặc biệt khi bị cảm lạnh hoặc viêm họng. Bệnh có thể tái phát thường xuyên hoặc trở thành viêm mạn tính. Điều trị bệnh bằng cách dùng các thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sinh. Các trường hợp phì đại amidan phải phẫu thuật không nhiều và có thể hồi phục trong khoảng thời gian ngắn từ 2–3 ngày.

Theo Khám Phá

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

Tỏa sáng tài năng học sinh Chu Văn An

GD&TĐ - Trong hai tháng thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, học sinh Trường THPT Chu Văn An đã tổ chức sự kiện Sparkling Chu Văn An 2024.