Cặp nhiệt độ vỡ có gây ngộ độc thủy ngân?

Trong khi cặp nhiệt độ cho con khi cháu bị sốt, tôi sơ ý làm vỡ nhiệt kế thủy ngân xuống nền nhà nên rất lo lắng. Xin bác sĩ tư vấn giúp, như vậy con tôi có bị ngộ độc thủy ngân không? Lã Thị Hằng (Lạng Sơn)

Cặp nhiệt độ vỡ có gây ngộ độc thủy ngân?

Thủy ngân có trong nhiệt kế là dạng thủy ngân nguyên chất, nếu hít phải trực tiếp vào phổi sẽ rất độc. Khi hít nó sẽ hấp thu nhanh qua đường hô hấp, qua màng phế nang vào máu đến thận, gan lách và hệ thần kinh trung ương. Hít phải thủy ngân có thể gây bệnh phổi nặng cấp tính, gây mất trí nhớ, viêm miệng, lơ mơ, co giật, nôn ói và viêm ruột. Trong một số trường hợp, có thể gây ra ngộ độc cấp tính, suy hô hấp, thậm chí tử vong nếu tiếp xúc lượng thủy ngân lớn.

Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ nên kiểm tra xem thủy ngân có bị dính vào người và quần áo của trẻ không. Nếu có thì nên thay bỏ toàn bộ quần áo, thu dọn hạt thủy ngân vương vãi, tránh cho trẻ nhỏ và người lớn chạm trực tiếp. Vì lượng thủy ngân trong nhiệt kế không nhiều, nên chị không cần quá lo lắng.

Hãy đóng cửa sổ và cửa ra vào, tuyệt đối không được để gió lùa để thủy ngân khó tan trong không khí. Khi thu dọn phải đeo găng tay và không để cho giọt thủy ngân tiếp xúc với da tay. Thu gom các hạt thủy ngân bằng chổi lông mềm và dùng giấy mềm hót như xẻng. Có thể dùng giấy thấm hoặc dụng cụ y tế. Nếu thủy ngân vỡ thành hạt nhỏ, có thể lấy giấy báo, ngâm với nước, vắt khô rồi lau nhẹ nhàng. Sau từ 1-2 tiếng có thể bắt tay vào lau dọn nền nhà. Trước hết hãy rửa sạch vùng bị bẩn bằng nước xà phòng, sau đó lau sạch.

Theo Sức khỏe & Đời sống

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

ThS Lê Hồng Hiệu cho rằng nghề giáo không đơn thuần là một công việc, mà là một “nghề của tình yêu”. Ảnh: NTCC

Người thầy kiến tạo giấc mơ

GD&TĐ - ThS Lê Hồng Hiệu - Phó Viện trưởng Viện Kỹ thuật, Trường Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH) là người đã được vinh danh “Nhà giáo tiêu biểu 2024”.

Vỏ cam chứa nhiều hoạt chất quý chống oxy hóa mạnh.

Biến vỏ cam thành dược liệu quý

GD&TĐ - Nhóm nghiên cứu từ Trường Đại học Dược Hà Nội đã thực hiện đề tài chiết xuất hesperidin từ phụ phẩm vỏ cam Cao Phong (Phú Thọ), nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu nội địa.

Minh họa/INT.

Cùng hẹn đối thoại văn hóa

GD&TĐ - Mô hình tổ chức sự kiện nghệ thuật trong không gian nhỏ và ấm cúng được các nhóm, câu lạc bộ âm nhạc truyền thống thực hiện trong nhiều năm qua.