Cao Bằng tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS năm 2023 ước giảm 4%

GD&TĐ - Giai đoạn 2021 – 2025, Cao Bằng tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia.

Cao Bằng tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS năm 2023 ước giảm 4%.
Cao Bằng tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS năm 2023 ước giảm 4%.

Áp dụng chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều

Giai đoạn 2021 – 2025, toàn tỉnh Cao Bằng có tổng vốn ngân sách Nhà nước thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia là 4.959,596 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách Trung ương 4.706,217 tỷ đồng, vốn đối ứng từ ngân sách tỉnh 253,379 tỷ đồng.

Năm 2021, tổng kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước (vốn sự nghiệp) thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia là 16 tỷ 274 triệu đồng, năm 2022 là 1.646 tỷ đồng. Đến năm 2023, Cao Bằng được bố trí kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia là hơn 2.448 tỷ đồng và hơn 850,588 tỷ đồng vốn ngân sách Trung ương năm 2022 kéo dài.

Tính đến ngày 20/5/2023, toàn tỉnh Cao Bằng mới giải ngân hơn 189/850 tỷ đồng vốn năm 2022, bằng 22,24% kế hoạch; giải ngân gần 253/2.448 tỷ đồng vốn năm 2023, bằng 10,56% kế hoạch.

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, đối với chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, năm 2021 tiếp tục áp dụng chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020, tỷ lệ hộ nghèo 18,03%, giảm 4,03% so với năm 2020. Năm 2022, thực hiện theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,29%. Năm 2023, dự kiến tỷ lệ hộ nghèo giảm 4% (giảm từ 28,94% xuống còn 24,94%). Dự kiến đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 17,23%.

Đối với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến tháng 3/2023, bình quân toàn tỉnh Cao Bằng đạt 10,19 tiêu chí/xã; 119 xã đạt dưới 15 tiêu chí, chiếm 85,6%; 17/139 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 12,2%); 16 thôn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, dự kiến trong năm 2023 có thêm 100 thôn đạt chuẩn nông thôn mới.

Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số ước giảm 4%

Đối với chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ước giảm 4%; có kế hoạch xây mới, sửa chữa 703 công trình đường giao thông, nước sinh hoạt tập trung, mương thủy lợi, chợ…

Tỷ lệ học sinh THCS đến trường đạt trên 95%.

Tỷ lệ học sinh THCS đến trường đạt trên 95%.

Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học trên 97%, THCS trên 95%, THPT trên 90%. Tiếp tục quan tâm đào tạo lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu, điều kiện của người dân tộc thiểu số…

Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng - Hoàng Xuân Ánh cho rằng, các cơ quan chủ trì chương trình mục tiêu quốc gia cần phối hợp với các sở, ngành liên quan để làm rõ những khó khăn, vướng mắc của địa phương trong quá trình thực hiện. Giao các sở, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ tiếp tục thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị thực hiện giải ngân vốn, kịp thời phát hiện tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị, địa phương.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở, ngành tiếp tục tham mưu đề xuất điều chỉnh nghị quyết, quyết định kế hoạch vốn năm 2023 phù hợp. Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Kho bạc Nhà nước hướng dẫn, đôn đốc các sở, ngành, UBND các huyện, Thành phố thực hiện các nội dung, hợp phần vốn sự nghiệp; hướng dẫn thực hiện thanh toán, quyết toán vốn đầu tư, vốn sự nghiệp thực hiện các CTMTQG.

Sở Xây dựng tiếp tục hoàn thiện các hướng dẫn, thủ tục thực hiện các dự án thực hiện theo cơ chế đặc thù và chủ trì đôn đốc, hướng dẫn các huyện thực hiện giải ngân nguồn vốn xóa nhà dột nát (theo Quyết định số 90/QĐ-TTg).

Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng yêu cầu UBND các huyện, Thành phố khẩn trương đẩy nhanh tiến độ lập, thẩm định và phê duyệt dự án, dự toán các dự án để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn theo đúng quy định hiện hành.

Bên cạnh đó, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện kế hoạch các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2023. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc chủ động báo cáo với các cơ quan thường trực, các sở, ngành liên quan để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh có hướng tháo gỡ. Chủ động có văn bản hướng dẫn, đôn đốc, cử người đến giúp đỡ các xã, phường, thị trấn thực hiện và giải ngân vốn các dự án…

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

PGS.TS Đỗ Duy Cường thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi. Ảnh: BVCC

Gia tăng bệnh sởi ở người lớn

GD&TĐ - Gần đây, số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng trên phạm vi nhiều tỉnh, thành phố, đặc biệt ở những nơi đông dân cư.