Lê Mỹ (26 tuổi, người Phúc Kiến, Trung Quốc) nhận thấy răng mình càng ngày càng xấu, răng hơi lệch, khoảnh cách giữa các răng cũng dần rộng ra. Tuy nhiên, do thấy không có ảnh hưởng tới việc nhai nên cô không quan tâm lắm.
Tuy nhiên, sau vài năm, răng của Lê Mỹ lung lay nghiêm trọng hơn và không thể cắn được thịt. Khi đó, cô mới đến Khoa Răng hàm mặt, Bệnh viện Trung Sơn thuộc Đại học Hạ Môn để khám.
Bác sĩ chẩn đoán Lê Mỹ bị viêm nha chu nặng và phải nhổ bỏ 11 cái răng lung lay, thay thế bằng 10 chiếc răng giả.
Bác sĩ điều trị cho Lê Mỹ nói rằng đây không phải là trường hợp hiếm gặp. Bệnh nha chu thường có triệu chứng ban đầu là chảy máu khi đánh răng, có mùi hôi miệng và dần đàn làm lung lay răng. Quá trình này có thể kéo dài đến hơn 10 năm.
Viêm nha chu là gì?
Nha chu là tổ chức xung quanh răng, có chức năng chống đỡ và giữ răng trong xương hàm. Răng được giữ trong xương hàm bởi xương ổ răng, dây chằng và nướu răng. Nướu ôm sát răng để bảo vệ các mô nhạy cảm bên dưới, ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập.
Viêm nha chu thực chất là một bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương mô mềm và phá hủy xương xung quanh răng. Nó khiến răng bị lỏng và dễ dấn tới mất răng. Khi bị viêm nha chu, các mô mềm xung quanh bị tổn thương nghiêm trọng nên bác sĩ thường sẽ nhổ bỏ những chiếc rưang không thể giữ lại được.
Viêm nha chu không chỉ làm mất răng, gây đau nhức, sưng nướu, hôi miệng. Ngoài ra, nó còn gây ra các biến chứng nguy hiểm khác như đau vùng thái dương, tim mạch, nhiễm khuẩn huyết, tiểu đường, bệnh về đường hô hấp...