Cảnh báo: Bé 10 tuổi đôi tay bị phồng rộp, đau đớn vì chơi loại đồ chơi này

GD&TĐ - Đồ chơi trẻ em trên thị trường rất nhiều và bố mẹ hay chiều theo ý thích của các bé để mua cho con. Nhưng trẻ nhỏ lại chưa phân biệt được những loại đồ chơi nào không tốt cho sức khỏe vì vậy các bố mẹ nên lưu ý hơn trong việc chọn đồ chơi cho con để tránh những hậu quả khôn lường.

Cảnh báo: Bé 10 tuổi đôi tay bị phồng rộp, đau đớn vì chơi loại đồ chơi này

Trên thị trường đang rao bán slime - “chất nhờn ma quái” được giới trẻ đặc biệt thích thú, cha mẹ lưu ý để không ân hận khi trẻ nhầm lẫn gây nguy hiểm.

Nhìn về hình thức, loại chất nhờn này khiến nhiều người kinh hãi, thế nhưng chúng lại trở thành món đồ chơi thể hiện sự sáng tạo của giới trẻ.

2_57486

Thế nhưng, theo quan sát của PV, bên ngoài vỏ hộp đựng slime là dòng chữ “made in China” và không có bất kỳ tờ hướng dẫn sử dụng đi kèm. Nhiều người bán quảng cáo rằng, đó là món đồ chơi độc đáo nhất từ trước đến nay.

Tại cổng trường tiểu học Giáp Bát (Hoàng Mai, Hà Nội), một người bán cho biết: “Cái này gọi là slime. Cái này của Nhật, cho lên bàn máy vi tính nó sẽ hút sạch hết bụi. Trẻ con sử dụng slime làm đồ chơi. Cái này cũng được quảng cáo trên vô tuyến”.

Giá của một hộp "chất nhờn ma quái" là 5.000 đồng, nếu mua silme có kèm theo đồ chơi thì có giá 12.000 đồng

green_slime-600x330

Lần theo lời quảng cáo của bà chủ quán trên, PV lên mạng và khá bất ngờ trước hàng loạt clip dạy làm đồ chơi từ slime. Giới trẻ thích thú gọi nó là “chất nhờn ma quái”.

Thông thường slime được làm từ hồ nước, phấn, bằng bột giặt, dầu gội, muối, đường, bằng hồ, bằng kem đánh răng, thuốc nhỏ mắt, bằng bột giặt Omo...

Em Nguyễn Quốc Việt (học sinh lớp 8, Hà Nội) chia sẻ: “Cháu và các bạn trong lớp rất thích chơi slime. Nó nhiều màu sắc lại có thể làm  “biến dạng” theo sở thích. Có lần cháu mang về, thấy màu đẹp quá, em cháu cầm lên và cho vào mồm. May mà mẹ cháu phát hiện ra, từ đó mẹ cháu không cho chơi nữa”.

Nhìn bề ngoài, slime khá bắt mắt với màu hồng, tím, vàng… và trong khá giống với bánh phu thê. Khi nhìn thấy trẻ con chơi slime, nhiều phụ huynh học sinh khá giật mình và lo sợ những chất tạo nên món đồ chơi này sẽ gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ em.

canh-bao-loai-chat-long-dang-duoc-tre-em-ua-chuong-choi-moi-ngay-lai-la-chat-doc-hai-02

Trao đổi với PV, TS. Nguyễn Duy Thịnh- viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm - đại học Bách Khoa Hà Nội cho hay: “Đồ chơi slime khá phổ biến trên thế giới. Nó được làm từ keo xà phòng, keo làm hồ dính… Trên mạng cũng đăng tải nhiều clip hướng dẫn làm loại đồ chơi độc đáo này”.

Khi đề cập đến những e ngại của phụ huynh học sinh về chất slime có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ, TS.Thịnh khẳng định: “Đó là món đồ chơi an toàn, không phai ra tay. Nhưng sau khi trẻ chơi xong cần lưu ý rửa tay để đảm bảo vệ sinh”.

Tuy nhiên, các chuyên gia thực phẩm cũng cảnh báo, cần để xa tầm tay trẻ nhỏ (dưới 3 tuổi), tránh cho trẻ nhầm lẫn với bánh kẹo và gây nghẹn.

Nhiều trường hợp tai nạn xảy ra khi trẻ chơi đồ chơi “chất nhờn ma quái”

Cũng chính vì sự hấp dẫn của loại đồ chơi độc hại này nên càng ngày các clip hướng dẫn cách tự chế tại nhà xuất hiện càng nhiều, tràn lan trên mạng xã hội. Trẻ con vô tư làm, người lớn thì thờ ơ không kiểm soát dẫn tới nhiều trường hợp trẻ bị bỏng nặng, bị dị ứng thậm chí ngộ độc vì cho thứ chất nhờn độc hại ấy vào miệng…

Mới đây, tại Oadby, Leicestershire thuộc vùng Midlands (Anh quốc) cũng vừa xảy ra một tai nạn đối với cô bé Layla Fisher (10 tuổi) vì loại đồ chơi này khiến đôi tay của bé bị bỏng, phồng rộp đau đớn vô cùng, tình trạng nhiễm trùng da ngày càng nặng.

Mẹ của cô bé buộc lòng phải lên tiếng cảnh báo các bậc phụ huynh vì mức độ nguy hiểm khôn lường của loại đồ chơi mà nhiều đứa trẻ rất thích này.

Nguồn cơn của sự việc bắt đầu từ việc cô bé Layla Fisher lên mạng tìm công thức chế Slime (chất nhờn) sau đó tự ý dùng keo PVA (Polyvinyl Alcohol – hay còn gọi là keo sữa), bọt cạo râu và dung dịch ngâm kính áp tròng, có chứa rất nhiều chất hóa học Borax (còn gọi là hàn the).

Thế nhưng, sau khi chơi thứ đồ tự tạo ấy, bàn tay của cô bé xuất hiện những vết phồng rộp như bị bỏng. Những vết phồng rộp cứ ngày một nặng thêm. Các về bỏng hóa chất đã khiến da tay cô bé bị tổn thương nặng.

canh-bao-loai-chat-long-dang-duoc-tre-em-ua-chuong-choi-moi-ngay-lai-la-chat-doc-hai-01

Mẹ của cô bé cho rằng đó là do borax, loại chất thường có trong các sản phẩm làm sạch của gia đình chính là “thủ phạm” gây ra những vết phồng rộp đau đớn trên những ngón tay của con gái cô. Sau khi đưa con đến gặp bác sĩ thì không còn nghi ngờ gì nữa.

Đồ chơi Smile độc như thế nào?

Sau khi tìm hiểu, được biết cô bé Layla Fisher đã học theo các công thức trên mạng và làm rất nhiều loại chất nhờn khác nhau.

Lần gần đây nhất là vào tháng 6, cô bé tự làm chất nhờn và chơi trong khoảng 2 tiếng đồng hồ. Tối hôm đó, Layla kêu ngứa ở tay và đến sáng hôm sau thì tình trạng đã trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.

Đến nay, vết bỏng đã phát triển thành bệnh nhiễm trùng da. Cô bé được chỉ định uống thuốc kháng sinh và sử dụng kem để giữ ẩm cho da.

Mẹ cô bé cho biết, từ ngày phát hiện bệnh đến nay cô bé vẫn đang dùng thuốc kháng sinh, nhưng da tay gần như đã hoàn toàn bị hủy hoại nghiêm trọng.

Thật sự không thể tin được loại hóa chất ấy lại trở nên đáng sợ đến như thế.

Không chỉ có trường hợp của cô bé này mà còn nhiều trường hợp tương tự khác.

Trên trang cá nhân của bà mẹ trẻ H.N chia sẻ một lời cảnh báo nhận được sự quan tâm khá lớn từ cư dân mạng. Theo chia sẻ của chị, một bé gái hàng xóm nhà chị phải nhập viện và được chuyển lên tuyến trên vì tay có dấu hiệu sưng phù, nhiễm độc chì do chơi một loại đồ chơi có tên là slam. Loại đồ chơi này được bán khá nhiều tại cổng trường của các bé. Thông tin này được chính chị nhìn thấy từ hôm trước và đến hôm nay được người nhà thông báo lại. Thực chất loại đồ chơi ấy là slime nhưng hay bị gọi nhầm là slam.

Bên cạnh đó, món đồ chơi này còn rất nguy hiểm nếu chẳng may trẻ nhỏ nuốt phải vì hình dạng như chất lỏng dẻo, bắt mắt.

Các chuyên gia cho rằng, Boron là thành phần chính trong hợp chất borax, được sử dụng để làm cho “chất nhờn ma quái” dày và dính hơn. Tuy nhiên, Cơ quan Hóa chất châu Âu cảnh báo boron có thể gây vô sinh và gây kích ứng mắt nghiêm trọng, thậm chí nó có thể gây hại cho thai nhi nếu phụ nữ mang thai tiếp xúc với nó.

Theo Phunutoday.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ